Một bài báo vừa công bố trên Tạp chí American Naturalist cho thấy sex tiến hoá trong sự “bảo vệ” của ký sinh trùng.
Cho dù có vai trò trung tâm trong ngành sinh học, sex vẫn có một chút bí hiểm nào đó về mặt tiến hoá. Sinh sản mà “không cần sex” như vi trùng, một số thực vật - thậm chí vài loài bò sát - dường như là một con đường dễ hiểu hơn. Mỗi cá thể trong các loài “không cần sex” (asexual) ấy đều có khả năng sinh ra “truyền nhân” của chính mình mà không cần phải thực hiện “chuyện ấy”.
Ốc bùn New Zealand (Potamopyrgus antipodarum) có đồng thời hai khả năng sinh sản, một “cần sex” và một “không cần sex”. |
Trong khi đó ở các loài sinh sản hữu tính, còn gọi là những loài “cần sex”, phải hai cá thể đồng tâm hiệp lực mới sinh ra được thế hệ sau. Như thế, nếu nói theo lý thuyết, loài “không cần sex” có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều gấp đôi (không phân biệt là đực hay cái, đều sinh con được). Vậy tại sao sex lại là chiến lược ưu tiên, trong khi quá trình “tự túc” có hiệu quả hơn?
Vì các phiên bản đó đều có cùng bộ gen, nên khi bị ký sinh trùng tấn công sẽ “chết” hàng loạt. Nếu một loại ký sinh trùng nào đó xuất hiện và khai thác nhược điểm “nguy hiểm” này, thì loài ký sinh trùng ấy có thể quét sạch một loài sinh vật “không cần sex”. Ngược lại, mỗi cá thể thuộc các thế hệ sau của các loài “cần sex” là đơn vị độc đáo về di truyền mà ký sinh trùng khó xâm phạm, nói cách khác, chúng chỉ tấn công được một số lượng nào đó chứ không thể tấn công tất cả.
Như vậy, theo lý thuyết, chính sex duy trì tính ổn định cho các loài “cần sex”, và quần thể sinh vật “không cần sex” phải đương đầu với nạn tuyệt chủng do ký sinh trùng.