Kỹ thuật trồng cây sả tiện dụng cho mọi nhà

Hiện nay, cây sả được trồng ở khắp nơi nhờ công dụng hữu ích. Tuy nhiên, để thu về sản lượng lớn và có chất lượng cao, người trồng cần chú ý một số kỹ thuật trồng cơ bản dưới đây.

>> Kỹ thuật trồng rau sạch trong chậu xốp tại nhà đơn giản

Đặc tính của cây sả

Cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn và có kỹ thuật trồng cây khá dễ. Sả có tên khác là cỏ sả, sả chanh, hương mao. Sả thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae), tên khoa học là Cymbopogon nardus Rendl.


Kỹ thuật trồng cây sả không khó.

Cây sả thuộc cây thân thảo cao khoảng 1,0 – 1,5m, là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhiều nhánh. Bẹ sả sát nhau và dính vào nhau, lá hẹp, dài hơi giống lá lúa. Rễ phát triển rất khỏe và nhiều thành từng chùm.

Từ một cây sinh ra nhiều cây vệ tinh khác, các cây xung quanh là cây non, còn ở giữa bụi là các cây già. Nhờ thân rễ và chùm rễ phát triển mạnh nên cây sả có khả năng chịu hạn rất tốt, trong suốt mùa khô dài 4 - 5 tháng dù không tưới nước bụi sả vẫn sống rất tốt.

Cây sả thường được dùng tươi, thân rễ có thể phơi khô. Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau. Do đó, người dân thường chọn trồng những giống sả đáp ứng mục đích sử dụng của tinh dầu.

Sả thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiều cao 80 cm đến trên 1m. Thân rễ trắng hay hơi tím, có nhiều đốt, các lá bẹ ôm chặt với nhau. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.


Để có được sản lượng sả chất lượng, bà con cần tuân thủ theo một số kỹ thuật trồng cây cơ bản.

Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 - 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi. Sả có khả năng chịu hạn. Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, từ xưa con người cho rằng sả có mùi thơm mà rắn rất kỵ. Do đó, ở nông thôn, mọi người thường trồng sả xung quanh nhà để ngăn không cho rắn, rết bò vào nhà.

Công dụng của cây sả

Trong sả có chứa chất chống oxi hóa mạnh - hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, sả còn giúp thông tiểu giải độc gan thận. Sả cũng là gia vị có khả năng giúp tiêu hóa, hạn chế đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng và tiêu chảy.

Loài cây này giúp tăng cường hoạt động da và tiêu diệt nấm bệnh: tinh dầu sả dùng trong xoa bóp giúp có làn da khỏe mạnh đồng thời tiêu diệt nấm bệnh. Người dân thường dùng 15-30 cây sả để giã nát lấy nước uống hay ăn sống để trị bệnh cảm lạnh hoặc cúm và không cần đi bác sĩ, nhiều nơi dùng lá sả để xông hơi, giải cảm.

Cây sả được dùng trong các món ăn.

Cây sả được xem như vị thuốc tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, nên trồng sả tại nhà để có thể thu hái cây sả vừa sạch vừa đủ thời gian để cây sả già tạo nên vị thuốc quý báu.

Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Món ốc luộc cần có một vài dảnh sả, ăn thịt chó không thể thiếu sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ ngon hơn.

Kỹ thuật trồng cây và bón phân

Cây sả rất dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Cây sả có mặt ở hầu hết các vùng và ở miền vườn gia đình.

Đầu tiên, người trồng cần chọn đất chỗ đầu hồi nhà hay phía hàng rào, làm sạch cỏ, cuốc hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm, cho mỗi hố 0.3 - 0.5 kg phân Better hữu cơ sinh học HG01, trộn với lớp đất mặt. Sau đó, người dân lấy 1- 2 nhánh sả cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá khô ở ngoài, nếu ở gốc bẹ có rễ dài thì cắt bớt, đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 -200 lấp đất và nén chặt gốc. Cuối cùng, cây sả cần được tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Trời nắng, cây cần được tưới ngày 1 lần vào gốc để cây chóng bén rễ.


Sả được trồng nhiều ở các vùng nông thôn

Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): người nông dân cần sử dụng 5-7 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE cho 1.000m2. Bón thúc lần 2( sau trồng khoảng 45-60 ngày): người trồng cần kết hợp với làm cỏ vun gốc, sử dụng 7-10 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE cho 1.000m2.

Thu hoạch cây sả

Sau khi trồng 3 – 4 tháng, người dân có thể tỉa các dảnh to để bán, ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý, cây cần được vun gốc kết hợp bón thêm phân hữu cơ sinh học Hg01 vào dịp cuối năm. Nếu trồng để lấy tinh dầu, sau khi trồng khoảng một năm, người dân nên tiến hành thu cắt lá, chỉ để lại đoạn gốc dài 10cm, bón phân tưới nước cho ra lá mới.

Cập nhật: 21/02/2020 Theo VietQ/lifegreen
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video