Kỹ thuật trồng hoa violet làm sao để hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán không phải đơn giản phải dựa vào nhiều yếu tố từ chăm sóc cho tới cách phòng và trị bệnh.
Cách trồng hoa violet đơn giản, nhanh chóng
- Hoa violet là gì?
- Ý nghĩa của hoa violet
- Thời điểm thích hợp trồng hoa violet
- Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trồng hoa violet
- Đất trồng hoa violet
- Kỹ thuật trồng hoa violet bằng cách gieo hạt
- Kỹ thuật giâm cành hoa violet
- Cách chăm sóc hoa violet
- Cách chọn cây và trưng bày
- Chú ý
- Công dụng chữa bệnh của cây hoa violet
Hoa violet là gì?
Hoa violet còn có tên gọi khác là hoa Tử Linh Lan, hoa Phi Yến hay hoa chân chim vì hoa trông giống như chân con chim hoặc phi yến (chim yến đang bay). Cái tên violet xuất phát từ việc loài hoa này có màu tím rất nổi bật và quyến rũ.
Hoa violet có tên khoa học là Saintpaulia, tên tiếng Anh là African violet. Đây là một loài hoa đẹp dễ trồng, nở quanh năm mà không tốn công chăm sóc.
Loại cây này khá đa dạng với hàng trăm chủng loại và kiểu dáng. Hoa violet chủ yếu nở vào mùa xuân, hạ, thu, nhưng nếu được cung cấp đủ ánh sáng thì mùa đông cây cũng có thể ra hoa. Sắc hoa rực rỡ với các màu tím, đỏ, trắng, xanh, hồng hoặc màu pha. Tuy nhiên, violet màu tím là màu đặc trưng nhất của loài. Cây nhỏ nhắn, màu sắc hoa và lá có sự thay đổi, rất được yêu thích ở Âu Mỹ.
Loài violet tím mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như:
- Đại diện cho sự thủy chung, son sắt dâng trọn trái tim trong tình yêu.
- Thể hiện tình yêu bền vững, chắc bền.
- Biểu tượng của sự nhẫn nại, kiên định.
- Đối với phong thủy, loài hoa mang đến bình an, bảo vệ con người khỏi ác ma, quỷ dữ.
- Bên cạnh đó, hoa của cây còn có tác dụng chống mỏi mắt và trị cảm cúm.
Từ lâu hoa violet đã được người dân Việt Nam lựa chọn là loài hoa không thể thiếu để chưng Tết vì thế loài hoa này cũng được trồng khá phổ biến Việt Nam.
Hoa violet còn có khả năng chống lại các chất khí độc như SO2, H2S. (Ảnh minh họa).
Hoa violet còn có khả năng chống lại các chất khí độc như SO2, H2S. Tinh dầu của hoa có tác dụng ức chế tác dụng của các trực khuẩn và tụ cầu khuẩn. Mùi thơm của hoa có tác dụng thư giãn, mang lại cảm giác sảng khoái cho con người.
Hoa violet hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống có màu sắc khác nhau từ tím, đỏ, trắng, xanh, hồng hoặc màu mix. Tùy vào mục đích nhu cầu mà lựa chọn các giống hoa có màu sắc thích hợp. Giống hoa violet đa phần hạt giống được nhập khẩu, giá trị hạt giống cao, nên nếu trồng bằng hạt cần lưu ý mua hạt giống hoa ở nhưng đơn vị cung ứng uy tín chất lượng mới đảm bảo giống có độ nảy mầm cao.
Ý nghĩa của hoa violet
Hoa violet được chọn là loài hoa tình yêu với ý nghĩa trước tiên là thể hiện cho tình yêu đôi lứa với lòng thủy chung đợi chờ bất chấp mọi thử thách, khó khăn vẫn một lòng sắt son dâng trọn trái tim dành cho người mình yêu.
Màu tím màu của thủy chung và cũng chính là màu của bông violet huyền thoại biểu tượng cho tình yêu bền vững.
Bên cạnh là biểu tượng cho một tình yêu bất diệt hoa violet còn là biểu tượng của lòng nhẫn nại, sự kiên định và quyết tâm đến cùng để thực hiện điều muốn làm.
Thời điểm thích hợp trồng hoa violet
Gieo hạt vào đầu tháng 10, trồng tháng 11. Thu hoạch hoa từ tháng 2 đến tháng 4 năm sau. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.
Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trồng hoa violet
Hoa violet là cây ưa sáng, chỉ cần để ở nơi có ánh nắng cây cũng có thể phát triển. Những nơi có ánh sáng trong phòng hay bậu cửa đều rất thích hợp cho sự phát triển của cây. Nếu để cây trong phòng trong một thời gian dài, nên cung cấp ánh sáng cho cây định kỳ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thời kỳ ra hoa và giá trị thẩm mỹ của cây.
Nhiệt độ sinh trưởng bình thường, trong khoảng 15 – 25°C. Vì vậy, những nơi như phòng làm việc có điều hòa hay môi trường trong nhà bình thường cũng thích hợp cho sự tăng trưởng của cây. Mùa đông, vào ban đêm, nhiệt độ có thể xuống 10°C, dễ khiến cây bị giá lạnh. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao cũng không có lợi cho sự sinh trưởng của cây, tốt nhất không nên cao hơn 30°C.
Đất trồng hoa violet
Đất trồng hoa violet phải đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, có thể dùng hỗn hợp đất mùn than với đá chân trâu và chất khoáng bón cây.
Đất trồng hoa violet thích hợp nhất là đất thịt, đất cát pha, đất đỏ,… Cây hoa violet có nhu cầu độ ẩm cao nhưng không chịu úng. Nên chọn đất trồng cao ráo có hệ thống thoát nước tốt.
Tiến hành làm đất kỹ, sạch cỏ dại, bón phân lót cho đất trong quá trình làm đất. Chọn các loại phân chuyên dùng bón lót, phân chuồng hoai mục, vôi bột (liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo, thông thường từ 20 – 25 kg NPK 5:10:3). Sau khi bón lót, làm đất cần ủ đất từ 20 – 25 ngày rồi mới tiến hành trồng.
Kỹ thuật trồng hoa violet bằng cách gieo hạt
Kỹ thuật trồng hoa violet có thể tiến hành nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi tiến hành gieo cần xử lý hạt bằng cách ngâm nước trong 24-36 giờ, ngày thay nước 2 lần, đãi sạch nước chua. Vớt hạt đem ủ ở nhiệt độ mát 22-25oC trong 7-10 ngày là hạt nứt nanh gai dứa, đem gieo là vừa.
Gieo hạt như gieo hạt rau giống cần phải có mái che trong 20 ngày đầu. Khi cây có 1-2 lá thật (25-30 ngày) đem trồng. Không trồng khi cây con có trên 2 lá thật, cây hoa sẽ thấp, ít nhánh, nhanh ra hoa, năng suất, chất lượng hoa kém.
Kỹ thuật giâm cành hoa violet
Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất sử dụng với cây trồng nội thất. Trước tiên, chọn cành khỏe, không có bệnh hại, dùng dao cắt bỏ phần cách cuống 1.5 – 2cm, sau khi để khô, đem giâm sâu khoảng 0.5 – 1cm (có thể lấy một chiếc lá cố định làm mốc) vào dung môi ẩm, giữ độ ẩm không khí ở mức cao và nhiệt độ 18 – 24°C, thường 21 ngày sau khi giâm cành sẽ mọc rễ, 2 – 3 tháng cây sẽ nảy mầm, nên giâm sâu vào chậu khoảng 6cm. Thường thì, loại lá xanh cần 8 – 12 tháng mới ra hoa, còn loại lá đốm cần hơn 12 tháng.
Cách chăm sóc hoa violet
Kỹ thuật trồng hoa violet cần phải đảm bảo độ ẩm thường xuyên bởi nếu không khí quá khô sẽ làm giảm độ bóng của lá, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của cây. Cần tưới nước ngay sau khi cố định được cây và mầm. Nếu tưới quá nhiều nước, nên đợi đến khi đất trong chậu khô hẳn rồi mới tưới tiếp, vì nếu để chậu bị ứ đọng nước sẽ làm thối cây.
Trong khoảng 10 – 20 ngày nên bón một lần dung dịch phân bón.
Trồng hoa violet cũng cần đảm bảo bón phân theo định kỳ giúp cây phát triển tốt. Trong khoảng 10 – 20 ngày nên bón một lần dung dịch phân bón. Nên sử dụng cách bón mỏng. Trong thời kỳ sinh trưởng, cứ khoảng 7 ngày, nên bón một lần phân bón loãng đã phân hủy hoặc phân bón tổng hợp, chú ý giảm lượng phân đạm thích hợp, vì nếu lá cây mọc dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Khi ra hoa nên bón thêm phân phốt phát đạm.
Cách chọn cây và trưng bày
Hoa violet có nhiều giống, có loại cánh đơn, cánh kép. Những loài violet cánh kép thường đẹp hơn nhưng không có quả, chỉ có hoa cánh đơn mới ra quả. Thông thường những cây phát triển từ hạt giống có hình dẹt thường nở ra hoa cánh kép, còn lại những hạt giống mập mạp, tròn trịa thường nở ra hoa cánh đơn. Không gian trưng bày thích hợp nhất có thể trồng hoa violet ở trong vườn, cũng có thể trồng trong chậu. Thích hợp đặt ở những nơi có ánh sáng như ban công.
Chú ý
Đừng để nước đọng trên lá của hoa violet. Điều này sẽ gây ra các đốm nâu để phát triển và cuối cùng sẽ gây ra những chiếc lá chết.
Khi cây phát triển violet trong nhà, điều quan trọng là không biết khi nào cần tưới nước. Kiểm tra đất với ngón tay của bạn bằng cách đẩy nó vào chậu. Nếu đất ẩm ướt, nó chưa phải là lúc để tưới cây.
Công dụng chữa bệnh của cây hoa violet
Ngoài tác dụng làm cảnh hoa violet còn có thể dùng làm thuốc. Hoa làm hương liệu, nấu canh hoặc làm bánh điểm tâm. Có thể dùng pha trà, thường xuyên uống loại trà này có tác dụng chống mỏi mắt, trị cảm cúm.