Kỹ thuật trồng rau cải xanh trong thùng xốp tại nhà

Rau cải xanh rất dễ trồng, dễ chăm sóc và cho thu hoạch cao nên thường được các chị em lựa chọn trồng tại nhà trong thùng xốp.

Cải xanh là loại rau chứa rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic... và là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Cách trồng rau cải xanh lại vô cùng đơn giản. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách trồng rau cải xanh trong thùng xốp nhé.

Đặc tính sinh học của rau cải

Cải là một loại cây thân thảo. Rau cải vốn tập trung trong vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh song cũng có những giống chịu nóng khá tốt.

Rau cải có bộ rễ ăn nông trên tầng đất mặt, bộ lá mọc so le, khá phát triển và chứa nhiều chất dinh dưỡng, to bản nhưng mỏng manh nên khả năng chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại.

Chuẩn bị dụng cụ trồng rau

  • Hộp xốp / Thùng xốp
  • Hạt giống: Bạn có thể mua ở chợ hoặc trong siêu thị.
  • Đất chất lượng cao: Đất bao hoặc Đất sạch nén viên
  • Phân hữu cơ
  • Giá thể xơ dừa nghiền, đã qua ngâm xử lý khử chát trong xơ dừa nguyên chất:
  • Xẻng, Dao, Gạch, Vải phủ.

Cách trồng rau cải sạch tại nhà

Thời gian gieo trồng

Vụ đông xuân: Gieo hạt vào tháng 8, tháng 9, tháng 10. Sau 25 – 30 ngày, cây có 3 – 4 lá thật thì đem trồng là tốt nhất.

Làm đất

  • Làm đất kỹ, tơi xốp, bón lót vôi nông nghiệp rồi phơi ải ít nhất từ 7-10 ngày trước khi trồng để diệt mầm bệnh: ấu trùng, nhộng, nấm...
  • Hoà nấm tricohderma vào nước rồi phun vào đất trước khi trồng để diệt trừ mầm mống bệnh.
  • Bổ sung phân bón cho 1 thùng xốp (khoảng 30-50 kg đất): mỗi thùng khoảng 2 kg phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục: 3-5kg/thùng; phân cá ủ hoai. Nếu không có thì có thể thay bằng phân vi sinh, lượng dùng khoảng 2-5 kg/thùng.
  • Thùng xốp trồng cây phải thoát nước tốt.

Gieo hạt

Để hạt nẩy mầm tốt, cần làm theo các bước sau:

  • Hạt trước khi gieo cần được ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 2-5h.
  • Vớt ra rửa sạch, để ráo nước.
  • Đem gieo vào bầu hoặc trực tiếp lên đất đã chuẩn bị sẵn. Sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm.

Cách trồng rau cải bằng cây

  • Đào các hố cách nhau 20 – 30 cm, mỗi hố sau từ 10 – 15 cm.
  • Cho vào mỗi hốc một nắm phân chuồng ủ hoai hoai hoặc phân trùn quế, phân vi sinh
  • Mỗi thùng xốp trồng từ 4 – 6 cây cải vào các hốc.

Chăm sóc

Tưới nước

Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Sau khi trồng phải tưới nước ngay; mỗi ngày một đến hai lần, nên tưới trực tiếp vào gốc, cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó chỉ tưới khi cảm thấy đất thiếu ẩm. Lưu ý: Tưới nhiều nước quá dễ dẫn đến nấm bệnh.

Bón phân

Sau khi cấy khoảng 10 ngày, cây đã hồi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc lần 1 bằng phân bò, phân gà, phân cá, phân dê, phân trùn quế hoặc phân hưu cơ. Cứ 7 ngày tiến hành bón đợt tiếp theo.

Sau khi trồng 12 – 15 ngày, cây đã hồi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc lần 1:

Cần bổ sung thêm lượng phân chuồng hoai mục để cây đủ chất phát triển, ngoài ra có thể bổ sung thêm lượng phân vô cơ theo hàm lượng sau, tỉ lệ 2 lân : 0,5 đạm : 0,5 kali. Lấy 2 thìa cà phê super lân, 0,5 thì cà phê đạm và 0,5 thìa cà phê kali trộn lẫn với nhau rồi pha với bình 20 lít nước. Mỗi ngày tưới cho 1 thùng xốp khoảng 300 – 500 ml/lần.

Nếu e ngại dùng phân vô cơ cho cây trồng, có thể dùng nước tiểu ngâm lân trong 1 tuần, đem pha loãng tưới cho cây cũng tốt.

Khi cây xoè lá thì bón thúc lần thứ hai. Trước khi bón thúc nên xới xáo mặt thùng kết hợp với vun cao gốc cho cải bẹ để chống đổ và nhặt cỏ dại.

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cải bẹ cần bón thúc 5 – 7 lần tuỳ tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá cây mà tăng hay giảm lượng phân bón cho phù hợp.

Thu hoạch cải bẹ có thể tỉa lá hoặc thu chặt cả cây thu hoạch 1 lần. Chúc các bạn thành công với cách trồng rau cải xanh ở trên!

Cập nhật: 20/11/2024 Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video