Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Nếu hay xem thế giới động vật, chắc hẳn bạn đã từng thấy không ít lần sư tử săn đuổi và cướp con mồi của báo hoa mai tại Châu Phi, thế nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy rằng dù 2 loài này có cùng một tổ tiên, nhưng sư tử lại là những kẻ chuyên truy sát và cướp đi sinh mạng của báo hoa mai.

Vào tháng 12 năm 2021, một khách du lịch đã quay được một video vô cùng đặc biệt ở Khu bảo tồn Malamala, Nam Phi. Video cho thấy một con báo đực trưởng thành bị 12 con sư tử vây quanh. Dù con báo đã cố gắng phòng thủ và chống trả lại bầy sư tử nhưng kết cục cuối cùng vẫn là nó bị cắn chết bởi sư tử.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên được ghi nhân, trước đó, một con báo đực trưởng thành khác cũng bị sư tử cái tấn công trong Khu bảo tồn Sabisen, Nam Phi, con báo đực xui xẻo đã bị sư tử bắt và giết chết trước khi kịp trèo lên cây.


Báo hoa mai bị sư tử tấn công.

Trên thực tế, tại Châu Phi, báo hoa mai sinh sống ở 91% khu vực phân bố của sư tử, và tin tức về việc sư tử giết báo hoa mai cũng được báo cáo rất thường xuyên. Là bên yếu hơn, những con báo hoa mai đã phải làm thế nào để chung sống với những con sư tử?

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cách báo hoa mai Nam Phi sử dụng những kỹ năng đặc biệt của mình để đạt được sự chung sống hòa bình với sư tử.

Hồ sơ môi trường Nam Phi

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu tình hình cơ bản về môi trường tự nhiên của Nam Phi.

Cảnh quan lớn ở đây tất nhiên là xavan, bao gồm nhiều loài thực vật, rậm rạp nhất là rừng cây ven sông, sau đó là cây bụi, thưa thớt nhất là trảng cỏ.

Con mồi ưa thích của sư tử là trâu rừng Châu Phi. Trong rừng cây ven sông, thức ăn cho trâu là phong phú nhất, và quần thể trâu cũng nhiều nhất. Sư tử là loài săn mồi phục kích, theo đó môi trường rừng cây ven sông cũng rất thuận lợi cho sư tử mai phục và săn mồi. Bởi vậy số lượng của loài sư tử cũng phân bố đông nhất là ở những rừng cây ven sông, sau đó mới là bụi rậm rồi đến đồng cỏ.


Con mồi ưa thích của sư tử là trâu rừng Châu Phi.

Và cũng trùng hợp là con mồi yêu thích của loài báo, linh dương Impala, cũng có mật độ phân bố tương tự như trâu rừng Châu Phi và sư tử.

Hơn nữa, báo hoa mai cũng là một thợ săn phục kích, và nó cũng thích săn mồi trong môi trường tương tự như loài sư tử. Bởi vậy, để có thể giữ được mạng sống của mình, những con báo hoa mai phải đứng giữa hai sự lựa chọn.

  • Hoặc nó tránh mặt loài sư tử và đi đến bãi cỏ để tìm kiếm sự an toàn, nhưng thức ăn ở đây khan hiếm.
  • Hoặc cố gắng sinh sống ở vùng rừng ven sông và phải đối mặt thường xuyên hơn với loài sư tử, nơi nó có thể ăn no, nhưng nếu bị sư tử tìm thấy, nó có nguy cơ bị giết.

Sự lựa chọn của loài báo


Đây là bản đồ của Khu bảo tồn Sabisand. Các sinh cảnh địa phương bao gồm rừng cây, cây bụi và đồng cỏ.


Tương ứng, hãy nhìn vào sự phân bố của sư tử địa phương, màu sắc càng thiên về đỏ thì mật độ sư tử càng cao, còn màu càng xanh thì mật độ sư tử càng thấp; màu trắng là nơi không có sư tử.

Khi chúng ta xem xét hai tấm bản đồ này, rõ ràng là sư tử thích sống trong rừng rậm và bụi rậm hơn, số ít ở thảo nguyên, và hầu như không có ở đồng cỏ thuần túy.

Chúng ta hãy nhìn vào bản đồ phân bố lãnh thổ của báo đực và cái ở địa phương, chúng ta có thể thấy rằng lãnh thổ của báo hoa mai gần như hoàn toàn trùng lặp với sự phân bố của sư tử. Nơi nào có nhiều sư tử thì nơi đó cũng có nhiều báo hoa mai, và nơi nào không có sư tử thì nơi đó cũng không có báo hoa mai.


Từ đó chúng ta có thể thấy rằng những con báo hoa mai đã chọn con đường thứ hai, dù biết rằng có sư tử trong rừng.

Tại 10 khu bảo tồn khác ở Nam Phi (tổng diện tích 5.070 km vuông), kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đều nhất quán, đó là báo hoa mai không từ bỏ quyền tiếp cận rừng rậm ven sông vì sự xuất hiện của loài sư tử. Ở đâu có sư tử thì ở đó có sự xuất hiện của loài báo. Tránh sư tử sẽ đồng nghĩa với việc không thể bắt được con mồi.

Lúc này, một vấn đề thực sự được đặt ra trước mắt báo hoa mai, đó là làm sao để vừa có thể ăn no mà vừa không bị sư tử giết chết?

Trong 36 kế, bỏ chạy là thượng sách

Chiến lược của loài báo chính là gói gọn trong một từ: "chạy", báo hoa mai là loài rất giỏi ẩn nấp và leo cây, đây được coi là 2 tuyệt kỹ sinh tồn cực kỳ quan trọng. Ở châu Phi hiện tại, vì chó hoang châu Phi thiếu hai khả năng này, nên nó luôn phải tránh mặt loài sư tử trên quy mô không gian rộng lớn và sống trong một môi trường sống nhỏ mà sư tử không thích - đồng cỏ, nhưng con mồi trong môi trường này rất khan hiếm.

Vào thời tiền sử, báo đốm, một họ hàng gần của sư tử, từng sinh sống ở khắp mọi nơi, nhưng sau sự nổi lên của sư tử, chúng đã suy tàn do sự tấn công của sư tử, và giờ nó chỉ còn tồn tại ở một góc của Nam Mỹ. Và báo hoa mai đã cùng tồn tại với sư tử nhờ hai tuyệt kỹ này.


Báo hoa mai có thể trèo lên những nơi cao hơn so với loài sư tử.

Nghiên cứu ở Zimbabwe cho thấy, khi một con báo khi phát hiện sự xuất hiện của sư tử, nó sẽ đi với tốc độ gấp đôi tốc độ bình thường, nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Nói như vậy không có nghĩa là sư tử có tốc độ chậm hơn báo hoa mai. Nhưng điểm yếu của loài sư tử đó chính là sức bền, báo hoa mai có thể duy trì được tốc độ cao trong thời gian dài hơn sư tử. Điều này là do sư tử có một quả tim nhỏ, nên cơ thể sẽ không thể cũng cấp đủ lượng ô xy đáp ứng cho quá trình chạy tốc độ cao trong thời gian dài.

Ngoài ra, lợi thế của loài báo hoa mai cũng đến từ việc trèo cây, với thân hình nhỏ và linh hoạt hơn, chúng có thể trèo lên những nơi cao hơn so với loài sư tử.

Cập nhật: 24/05/2022 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video