Làm việc ban đêm có hại hơn hút thuốc

Cơ quan nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) mới đây đã thêm mục làm ca đêm vào danh sách những tác nhân có nguy cơ gây ung thư. Danh sách bao gồm tia cực tím, bột đen, khí thải từ động cơ, các chất nhuộm màu có hại,… Do đó, người lao động có quyền đòi bồi thường rủi ro trong công việc khi họ buộc phải làm việc ban đêm.

Các nhà khoa học Nhật Bản đến từ Đại học Khoa học Sức khỏe Môi trường và nghề nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề trên. Họ đã theo dõi 14.000 người trong vòng 10 năm. Theo điều tra cho thấy với đối tượng nam giới làm việc theo giờ giấc thay đổi thường có tỉ lệ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người chỉ làm việc ban ngày.

Các chuyên gia Đan Mạch của Viện Dịch tễ học Ung thư đã tiến hành điều tra với 7.000 phụ nữ độ tuổi từ 30 đến 54. Kết quả là những người phải làm việc ban đêm ít nhất 6 tháng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Làm việc ban đêm có thể làm hại bạn. (Ảnh minh hoạ: agu.edu.bh)

Richard Stevens, giáo sư Trung tâm Y tế Đại học Connecticut kiêm nhà khoa học đầu tiên phát hiện mối liên hệ giữa làm việc ban đêm và bệnh ung thư vú vào năm 1987. Ông đã tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng bùng phát căn bệnh này vào những năm 1930, thời điểm khi rất nhiều các công ty bắt đầu ngày làm việc 24 giờ, thu hút hàng triệu phụ nữ lao động cả ngày lẫn đêm.

Những người làm ca đêm cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim cao hơn. Các nhà khoa học đến từ đại học Milan đã nghiên cứu 22 thợ luyện kim có số lượng những buổi làm ca đêm mỗi tuần khác nhau.

Qua kiểm tra tim mạch hàng ngày, họ nhận thấy nhịp tim, hoạt động của hệ thần kinh và hooc - môn của những người này không thay đổi trong suốt ca làm việc ban đêm. Nói cách khác, họ vẫn thức và làm việc mặc dù tim và các mạch máu lại hoạt động như thể họ đang ngủ. Điều này có nghĩa là hoạt động thể chất cũng như thần kinh đã vượt quá khả năng của họ khi làm ca đêm.

Rafaello Furlan đứng đầu nhóm nghiên cứu tin rằng, cơ thể con người không thể thích nghi với những hoạt động về đêm, gây ra những đe dọa về tim mạch. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay các nhà khoa học không biết một cách chính xác cơ chế của những căn bệnh này.

Họ đã đưa ra một vài giả thuyết giải thích cho ảnh hưởng tiêu cực của việc làm ca đêm với sức khỏe con người.
Đầu tiên và quan trọng nhất, con người là thực thể hoạt động ban ngày. Làm việc ban đêm, ngủ ban ngày đã phá vỡ nhịp sinh học thường nhật và gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Một cơ quan trên cơ thể người sản xuất ra melatonin, một loại hooc - môn điều hòa giấc ngủ vào ban đêm. Nó đã điều hoà đồng hồ sinh học của cơ thể cũng như các loại hooc-môn khác. Nếu một người không ngủ vào ban đêm, hệ thống hooc – môn này sẽ hoạt động sai chức năng của nó.

Ban đêm tự nó đã có ẩn chứa nhiều phức tạp. Những cư dân lãnh thổ phía bắc bán cầu thường xuyên phải chịu đựng hội chứng căng thẳng do những mùa đông tăm tối triền miên, thiếu vitamin, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và những mùa hè quá chói chang. Thiếu ánh sáng cũng là một vấn đề nghiêm trọng với con người. Nó gây ra chứng suy kiệt tiềm tàng.

Hậu quả của những ca làm việc ban đêm vẫn chưa dừng lại ở đó. Những người làm việc ca đêm đã phải phàn nàn về hiện tượng nôn mửa, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, và ăn không ngon. Thường gặp nhất là bệnh loét dạ dày.

Ngủ đầy đủ chính là biện pháp cần thiết để dạ dày hoạt động bình thường. Làm ca đêm phá vỡ đồng hồ sinh học bên trong cơ thể chúng ta, và nó cũng đồng bộ hoá sự tiêu thụ và tiêu hoá thức ăn. Và cuối cùng, làm ca đêm thường cách biệt người lao động với gia đình và bè bạn khiến họ có thể bị stress.

Trà Mi (Theo Pravda)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video