Lần đầu phát hiện lạc đà trắng hoang dã

Một con lạc đà trưởng thành có màu lông trắng muốt bất ngờ xuất hiện tại Khu bảo tồn Lạc đà hoang dã Quốc gia Annanba.

Những cảnh quay được ghi lại vào tháng 9 cho thấy con lạc đà trắng ghé qua một hồ chứa để uống nước cùng với 10 con lạc đà khác có màu lông nâu bình thường. Con vật ước tính khoảng 3 - 4 năm tuổi, thuộc loài lạc đà hai bướu cực kỳ nguy cấp có tên khoa học là Camelus bactrianus.


Con lạc đà trắng ở Annanba là một cá thể hoang dã.

Các quan chức tại khu bảo tồn tin rằng đây là cá thể lạc đà trắng đầu tiên trên thế giới được ghi lại bằng camera. Trường hợp động vật đột biến với bộ lông hoặc da màu trắng có thể sống sót đến tuổi trưởng thành trong tự nhiên là rất hiếm vì chúng dễ trở thành mục tiêu của động vật săn mồi hoặc những kẻ săn trộm.

Nhà sinh vật học Wang Xinai từ Hiệp hội Bảo tồn Lạc đà Tân Cương đã xác nhận con lạc đà trắng ở Annanba là một cá thể hoang dã, nhưng chưa có đủ dữ liệu để kết luận nó có phải là trường hợp bạch tạng hay không. Điều này đòi hỏi thêm các nghiên cứu về màu mắt, màu da, đột biến gene và tác động bên ngoài.

Lạc đà hai bướu hay lạc đà Mông Cổ hiện chỉ còn sinh sống tại các thảo nguyên ở Đông Á. Khu bảo tồn Annaba - nằm giữa sa mạc Kumtag và dãy núi Altun - cung cấp môi trường sống cho khoảng 1/3 số lượng lạc đà hoang dã ở Trung Quốc.

Cập nhật: 29/09/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video