Lần đầu tiên chế tạo thành công cánh tay robot có xúc giác giống người

Cánh tay robot có xúc giác sẽ được ứng dụng làm cánh tay thay thế cho những người tàn tật, ngoài ra nó giúp tiến gần hơn đến việc tạo ra một người máy có cảm nhận được tự nhiên như con người.

Một phụ nữ bị tai nạn và mất đi cánh tay vào 20 năm trước đã nhận được một cánh tay nhân tạo, thông qua các điện cực nhỏ và cảm biến tinh vi, cô đã có lại được cảm giác khi sờ chạm hay tiếp xúc một vật.

Công nghệ này sử dụng các cảm biến ở đầu các ngón tay của bàn tay nhân tạo để tiếp nhận thông tin khi sờ chạm vật, rồi sử dụng một máy tính gắn bên trong để chuyển đổi chúng thành ngôn ngữ mà não có thể hiểu được và đưa vào cơ thể người qua các điện cực.


Cô Almerina Mascarello bị tai nạn mất đi bàn tay, được nhóm nghiên cứu chọn để thử nghiệm cho công nghệ robot có xúc giác. (Ảnh: BBC).

Bước đột phá này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu về robot được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ Ý, Thụy Sĩ và Đức. Cô Almerina Mascarello là người được chọn để thử nghiệm cho sáng tạo này đã đi cùng với nhóm nghiên cứu trong suốt 6 tháng.

Chia sẻ với BBC, cô gái cho biết: “Với cánh tay nhân tạo này, tôi đã có lại được những niềm vui trong cuộc sống. Những công việc đơn giản như mặc quần áo hay cột dây giày, giờ đây tôi đã tự mình làm được điều đó. Mặc dù thật đơn giản, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng với tôi”.

Paolo Rossini, nhà thần kinh học tại Bệnh viện Đại học Agostino Gemelli ở Rome, đã nhìn thấy tiềm năng lớn lao của công nghệ này. Ông chia sẻ: “Một khi chúng ta có thể kiểm soát các bộ phận nhân tạo này và khiến bộ não phải hiểu được, thì ta sẽ đi xa hơn với những hoạt động phức tạp chứ không chỉ đơn giản là bàn tay với năm ngón”.

Công nghệ xúc giác nhân tạo này đã được phát triển từ năm 2014, nhưng vào thời điểm này, các thiết bị bổ trợ còn quá lớn về kích cỡ, khiến cánh tay không thể đảm bảo tính di dộng hay thậm chí không thể mang đi ra khỏi phòng thí nghiệm.

Ông Dennis Aabo Sorensen, bị mất cánh tay trong một vụ nổ pháo hoa năm 2014, cho biết việc có lại được cảm giác sờ chạm thật là tuyệt vời. “Tôi có thể cảm nhận được các loại vật liệu khác nhau, biết được vật thể đó cứng hay mềm, hay thậm chí tôi có thể cầm nắm nó trong tay”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy Dennis có thể phân biệt được sự cứng hay mềm của một vật thể đúng đến 78% trong buổi thử nghiệm. Ngoài ra, ông có thể mô tả chính xác kích thước và hình dạng của vật thể đúng đến 88%, các đồ vật cụ thể như quả bóng chày, lọ thủy tinh hay trái cam.


Ông Dennis Aabo Sorensen trong buổi thử nghiệm vào năm 2014, lúc này ông phải mang theo một máy tính lớn trong ba lô ở sau lưng để truyền nhận tín hiệu từ bàn tay nhân tạo. (Ảnh: Cattolica News).

Nhà nghiên cứu Silvestro Micera về thần kinh học tại EPFL ở Lausanne cho biết: “Chúng tôi hướng đến các sáng tạo như trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, những bộ phận nhân tạo như cánh tay của Luke Skywalker trong Star Wars nhưng có thể cầm nắm và có xúc giác như tay người thật”.

Sau quá trình thử nghiệm trên người, Almerina phải trả lại mẫu thiết kế cho các nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy nhưng cô gái vẫn hy vọng phiên bản chính thức sẽ sớm được công bố và thương mại hóa, cô sẽ mua một bộ và mong ước mọi người tàn tật trên thế giới sẽ được sử dụng nó.

Cập nhật: 08/01/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video