Lần đầu tiên làm chậm được vận tốc ánh sáng

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã làm chậm lại tốc độ của ánh sáng - các hạt được gọi là photon - khi nó đi qua môi trường trống rỗng, theo một nghiên cứu mới đây.

Theo các nhà khoa học từ ĐH Glasgow và ĐH Heriot-Watt (Scotland, Anh quốc), họ đã làm giảm thành công tốc độ của các photon bằng cách tạo ra một lớp "mặt nạ" đặc biệt - được thiết kế để làm chậm tốc độ của photon bằng cách thay đổi hình dạng của nó.


Các nhà khoa học đã lần đầu tiên làm chậm được vận tốc ánh sáng - (Ảnh: Press TV)

Họ đã thử nghiệm bằng cách cho hai photon cùng xuất phát với cùng khoảng cách tới một đích đến đã xác định, trong đó một photon được đi qua một "mặt nạ".

Kết quả, photon không qua "mặt nạ" đã tới đích như dự đoán, còn photon đi qua "mặt nạ" tới chậm hơn, có nghĩa là vận tốc của nó đã bị giảm.

Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên tắc trên có thể áp dụng cho bất kỳ thuyết sóng nào, bao gồm cả sóng âm.

Theo Tech Times ngày 24/1, trước đây việc làm chậm vận tốc ánh sáng trong không gian được cho là không thể, tuy nhiên nghiên cứu mới nhất này đã phá vỡ tính "bất khả thi" đó. Nó cũng cung cấp những hiểu biết mới về tính chất của ánh sáng.

Các nhà khoa học cho biết họ đang tiếp tục tìm hiểu để khai thác những khả năng mà kết quả nghiên cứu có thể mang lại.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video