Lần đầu tiên sau 100.000 năm, băng tại Bắc Cực có thể tan chảy hoàn toàn

Những vùng biển băng giá tại Bắc Cực đang dần biến thành đại dương bình thường khi lớp băng tại đây tan hết.

Băng tan ở Bắc Cực vốn là một hệ quả tất yếu từ việc Trái đất nóng lên và khí hậu toàn cầu bị thay đổi. Nhưng nào ai đã dám nghĩ rằng sẽ có một ngày lớp băng tại đây hoàn toàn biến mất?

Vậy mà mới đây, các chuyên gia chính thức đưa ra lời cảnh báo rằng lần đầu tiên sau 100.000 năm, lớp băng tại Bắc Cực sẽ hoàn toàn biến mất. Và kinh khủng hơn, nó sẽ xảy ra ngay trong năm nay hoặc năm 2017.


Băng tan sẽ đẩy gấu Bắc Cực vào cảnh tuyệt chủng.

Theo số liệu từ vệ tinh do Trung tâm Băng tuyết quốc gia Mỹ thực hiện, tính đến tháng 6/2016, băng giá tại Bắc Cực chỉ chiếm khoảng 11,1 triệu km2, trong khi con số trung bình trong 30 năm trở lại đây là 12,7 triệu. Và 1,5 triệu "nhỏ bé" đó tương đương với hơn 6 lần diện tích của toàn Vương Quốc Anh.

Theo giáo sư Peter Wadhams thuộc ĐH Cambridge (Anh), con số này đang dần chứng minh tiên đoán gây tranh cãi của ông 4 năm về trước là sự thật. Ông cho biết: "Dự đoán của tôi lúc đó là băng Bắc Cực sẽ hoàn toàn biến mất, hoặc sẽ thu hẹp lại chỉ còn 1 triệu km2 vào tháng 9 năm nay".


Lần gần nhất khu vực Bắc Cực không có băng giá là từ 100.000 - 120.000 năm về trước.

Ông chia sẻ thêm: "Kể cả khi băng không biến mất, thì đây vẫn sẽ là một năm lượng băng giá tại Bắc Cực rơi vào mực thấp kỷ lục. Tôi tin rằng diện tích băng bao phủ sẽ nhỏ hơn 3,4 triệu km2 (kỷ lục băng thấp nhất hiện nay). Và nếu không phải năm nay thì sẽ là trong năm kế tiếp".

Lần gần nhất khu vực Bắc Cực không có băng giá là từ 100.000 - 120.000 năm về trước. Theo ghi nhận của các chuyên gia, những vùng biển băng tại phía Bắc nước Nga không còn nữa, khiến cho dòng biển trở nên ấm hơn trước. Ngoài ra, lớp khí methane bị đóng băng dưới thềm lục địa nay cũng dần nổi lên với tốc độ rất đáng báo động.


Lớp khí methane bị đóng băng dưới thềm lục địa nay cũng dần nổi lên với tốc độ rất đáng báo động.

Thêm vào đó, việc băng tan hết đồng nghĩa với việc bề mặt Trái đất trở nên tối hơn, tức là nhiệt lượng hấp thụ từ Mặt trời sẽ nhiều hơn. Theo như nghiên cứu trước đây của Wadhams, toàn bộ quá trình này có thể khiến nhiệt độ Trái đất tăng thêm 0,6 độ C trong 5 năm - một con số rất đáng lo ngại.

Tuy nhiên, giáo sư Jennifer Francis thuộc ĐH Rutgers (Mỹ), người đã có thâm niên nghiên cứu về thời tiết vùng Cực và Bắc Bán Cầu thì cho rằng dự đoán của Wadhams sẽ không thể thành hiện thực ít nhất cho tới giai đoạn 2030 - 2050.

Nhưng dù vậy, Francis lại đồng tình về tình cảnh của Bắc Cực hiện nay. Bà cho biết: "Lớp băng tại đây đang ở mức rất thấp và liên tiếp phá kỷ lục từ tháng 1 cho đến tháng 5 trong năm nay, thế nên điều này rất đáng lo ngại. Tôi nghĩ đến tháng 9, khả năng băng rơi xuống mức thấp nhất là hoàn toàn có thể".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Cập nhật: 06/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video