Lây "bệnh" cô đơn từ chính bạn bè

Cô đơn được ví như một căn bệnh ảnh hưởng đến 1/3 người trưởng thành, có thể làm stress, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ tử vong sớm, trầm cảm...

Trong bài báo vừa đăng tải trên tờ The Conversation, nhà tâm lý học Olivia Remes (Đại học Cambridge – Anh) đã cảnh báo về cách thức mà một người bị "lây" sự cô đơn.

Cô đơn không khởi nguồn từ việc bạn sống một mình hay ít bạn bè. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy cô đơn dù có rất nhiều bạn và cũng có thể bị lây sự cô đơn ngay trong những chuyến đi chơi cùng bạn bè.


Con người bị "lây" tâm lý cô đơn chỉ vì chọn bừa một ai đó đang trong tâm trạng còn nặng nề hơn mình đi chơi cùng - (ảnh: THE CONVERSATION).

Khảo sát tại Anh cho thấy có từ 21%-31% người trưởng thành phải trải qua những giai đoạn cô đơn. Cô đơn không chỉ là một cảm giác. Nó thực sự là một vấn đề tâm lý đã được chứng minh làm hư hỏng não bộ nếu không được chữa trị, làm suy yếu hệ miễn dịch, rối loạn giấc ngủ và tăng nguy cơ tử vong sớm.

Bà Remes nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "tự chẩn đoán" cô đơn. Đó là khi bạn cảm thấy môi trường quanh mình trở nên nhiều mối đe dọa hơn, bạn sợ bị từ chối khi yêu cầu ai điều gì đó hơn và bạn trở nên khắt khe hơn khi đánh giá mọi chuyện xung quanh. Bạn cảm thấy lười tập thể dục, hay ăn uống qua loa kiểu "gì cũng được" thay vì tận hưởng bữa tối ngon lành…

Nhìn sơ qua, có vẻ bạn đang trở nên khó tính và lười biếng hơn nhưng thực sự đó chỉ là một kiểu phản ứng khi bạn cảm thấy mình ít kết nối với xung quanh. Đáng buồn là nếu bạn không nhận thức được mình đang cư xử khác đi vì cô đơn, những hành vi này sẽ khiến mọi người càng cảm thấy bạn khó gần và càng đứng xa bạn hơn. Tình trạng cô đơn trở nên nặng nề.

Nhà tâm lý cũng cảnh báo rằng không nên cố giải quyết sự cô đơn bằng cách tìm bừa một ai đó đi chơi cùng. Bạn bè thực sự thân thiết sẽ khiến bạn hạnh phúc. Còn việc tìm bừa một ai đó có vẻ cô đơn giống mình để đi chơi chung có thể khiến tình trạng cô đơn của bạn nặng nề hơn.

Các nghiên cứu cho thấy cô đơn có thể lây. Một người bình thường đi cùng một người cô đơn có thể bị kéo trì tâm trạng, khiến họ cũng cảm thấy cô đơn. Ngược lại, khi đi cùng một người đang vui vẻ, hạnh phúc, có nhiều kết nối với xã hội, tâm trạng của bạn sẽ tốt lên. Điều này không có nghĩa bạn không nên an ủi một người bạn đang cô đơn, mà là bạn hãy chọn một người bạn vui vẻ và thật sự thân thiết để giải quyết nỗi buồn.

"Nghiên cứu của tôi đã xem xét các cách khác nhau để chống lại tình trạng này. Đó có thể là tăng số lượng người bạn nói chuyện để tìm kiếm thêm các mối quan hệ giúp bạn vui vẻ hơn, cải thiện kỹ năng xã hội và học cách khen người khác. Nhưng có vẻ quan trọng hàng đầu là bạn phải thay đổi nhận thức của bạn về thế giới xung quanh" - bà Remes nói.

Vị chuyên gia nhấn mạnh sự tự đối thoại: khi bạn bị từ chối đi ăn tối, hãy tự giải thích với mình rằng có thể bạn mình chỉ đơn giản đã lỡ hẹn với ai khác, chứ không phải họ ghét bạn và hãy thử lại vào dịp khác. Một sự từ chối không khiến bạn thất bại. Và như bà đã nói ở trên, người cô đơn thường tự trở nên khắt khe, khó tính hơn mà đôi khi họ không nhận ra. Hãy tự nhận thức khuyết điểm đó và sửa chữa, có khi bạn sẽ thấy mình nhanh chóng hết cô đơn.

Cập nhật: 18/07/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video