Lính cứu hỏa dễ mắc ung thư

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở nhân viên trong ngành cứu hỏa cao hơn hẳn những người làm các công việc khác. Nguyên nhân là do họ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như benzene, chloroform và xút.

Lính cứu hỏa thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư. (Ảnh: flickr.com)

Các chuyên gia tại Đại học Cincinnati (Mỹ) tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở 110.000 nhân viên cứu hỏa ở Mỹ và châu Âu. Nhóm nghiên cứu nhận thấy khả năng mắc ung thư tinh hoàn ở lính cứu hỏa cao hơn những người làm nghề khác tới 100%, còn nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 28%. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh máu trắng và u tủy ở lính cứu hỏa cũng cao hơn người bình thường tới 50%.

Tiến sĩ Grace LeMasters, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng lính cứu hỏa thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư, chẳng hạn như benzene, chloroform, xút, styrene và formaldehyde. Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc da mỗi khi họ thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

Những thiết bị bảo hộ cho nhân viên chữa cháy thường cồng kềnh, nặng và gây cảm giác vướng víu khi mặc, vì thế đa số lính cứu hỏa không thích chúng. Ngay khi dập xong đám cháy, họ thường cởi bỏ chúng ngay lập tức mà không biết rằng xung quanh hiện trường vẫn còn nhiều hóa chất và xút.

James Lockey, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho rằng lính cứu hỏa cần được trang bị những dụng cụ ngăn chặn hóa chất thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và da.

"Ngoài ra, lính cứu hỏa nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ xút và những hóa chất khác trên người", ông nói.

Việt Linh

Theo BBC, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video