Lo ngại từ núi lửa Indonesia

Các nhà khoa học lo ngại, núi lửa Merapi có thể gây ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng nếu nó thực sự thức dậy.


Các đám mây khí và tro bốc lên từ miệng núi lửa Merapi

Chất khí từ núi lửa bốc lên chủ yếu có thành phần sulphur dioxide, làm ô nhiễm không khí và có thể gây ra mưa acid - Một nhà khoa học ở Viện Địa chất, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam - nói.

Theo ông, chúng có thể gây ô nhiễm một vùng có bán kính tới 100km. Bởi thế, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Indonesia này ở tỉnh Trung Java có thể ảnh hưởng đến một số tỉnh cực Nam nước ta nếu khói bụi bốc ra vào lúc gió Đông Nam hoạt động mạnh.

Merapi cựa quậy khoảng tháng nay song tăng dòng chảy dung nham mấy ngày qua làm dấy lên quan ngại một vụ phun trào ghê sợ có thể xảy ra nay mai.

Điều mà các quan chức nói là chúng ta chuẩn bị đối mặt với một vụ phun trào lớn hơn so với những gì mà ta đang thấy vào lúc này” - Nhà núi lửa học Catherine Hickson (Đại học Sông Thompson, Canada) nói. Dòng nham tầng núi lửa là một trận thác tro nóng, bọt, mảnh đá, và khí núi lửa ào ào xuống triền núi với vận tốc 100 dặm (160km) 1 giờ.

Ratmodo Purbo - Trưởng trạm quan sát ở Merapi - nói với AP rằng 27 cơn rung chấn núi lửa được ghi nhận hôm 13/5. Ngọn núi thổ ra ít nhất 14 lần suốt cả ngày và dòng dung nham tràn ra một vùng rộng 1 dặm (1,6km).

Nằm ở độ cao 2.900 mét, Merapi hoạt động liên tục cả thập kỷ nay. Vụ phun trào năm 1994 khiến ít nhất 66 người chết và đợt năm 1930 cướp đi 1.370 sinh mạng, theo trang Web của NASA. Tháng 1/1997, hàng nghìn nông dân cũng phải sơ tán vì Merapi hoạt động chỉ vài tháng trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính châu á.

Merapi là một trong số ít nhất 129 núi lửa ở Indonesia, một phần của “Vòng cung Lửa”, chuỗi các vết đứt gãy và núi lửa bao quanh Thái Bình Dương.

Trong lúc chính quyền trung ương quyết định chi khẩn cấp hàng triệu USD để tiếp tục công tác sơ tán 14.000 dân ra khỏi khu vực xung quanh núi lửa Merapi, nhiều nông dân quyết định quay trở lại hôm qua, Chủ nhật 14/5.

Phóng viên Reuteurs tại hiện trường cho biết, những người trở về chủ yếu theo đạo Hồi, tôn giáo chính thống ở quốc gia 220 triệu dân. Họ cuồng tín rằng giờ là lúc hoàng đế siêu nhiên đang hiện lên trên đỉnh Merapi, nơi đang gây sự chú ý của các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Theo CNN, khoảng 22.500 người cần được sơ tán đến các nơi trú ẩn đông đúc, những nơi quá tải gấp ba lần sức chứa, khi các chuyên gia dự đoán một vụ phun trào khổng lồ từ một trong những núi lửa nguy hiểm nhất Indonesia.

Nhà chức trách Indonesia ban lệnh sơ tán cho hàng nghìn cư dân gần Merapi hôm 13/5 và Liên Hợp Quốc dự tính 80.000 người có thể phải rời khỏi nhà vì phun trào, tùy thuộc vào dung nham chảy theo hướng nào.

Theo Tiền Phong Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video