Sông băng ở New Zealand liên tục thu hẹp, đứng trước nguy cơ tan biến

Trưởng nhóm khảo sát của NIWA cho biết băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục.

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.


 Sông băng là một phần quan trọng của môi trường, nền kinh tế và văn hóa của New Zealand. (Nguồn: NIWA).

NIWA tiến hành khảo sát tình trạng sông băng vào cuối Hè hằng năm kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước.

Trưởng nhóm khảo sát của NIWA - nhà khoa học Andrew Lorrey - cho biết nghiên cứu trên cho thấy bức tranh cảnh quan vốn tuyệt đẹp của New Zealand đang biến đổi như thế nào.

Băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục.

Theo ông Lorrey, nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Có tới 8 năm trong số 10 năm ấm nhất trong lịch sử New Zealand (tính từ thời điểm bắt đầu thống kê) là trong thập kỷ qua.

2023 là năm ấm thứ hai được ghi nhận - một xu hướng tương đồng với phần còn lại của thế giới, khi năm này 86% Trái đất có nhiệt độ trên mức trung bình.

Ông Lorrey nhận định: “Ngay cả khi chúng ta có thêm một vài mùa mát mẻ hơn, thì cũng là không đủ để khắc phục những thiệt hại đã gây ra.”

Sông băng là một phần quan trọng của môi trường, nền kinh tế và văn hóa của New Zealand. Sông băng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho người dân, giúp duy trì môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho các hồ, sông và đại dương.

Theo ông Lorrey, sông băng cũng cung cấp nước cho các hồ thủy điện, tác động đến nguồn năng lượng tái tạo hiện có và đóng góp hàng triệu USD cho nền kinh tế New Zealand thông qua du lịch.

New Zealand là một trong số ít nơi có vĩ độ trung bình mà người dân sống gần sông băng. Khi đến thăm New Zealand, mọi người đều có thể dễ dàng quan sát các sông băng.

Tuy nhiên, điều này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, các đoàn du lịch ngày càng phải đi sâu vào vùng núi mới có thể tiếp cận sông băng.

Cập nhật: 27/03/2024 TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video