Lỗ nhật hoa khổng lồ trên Mặt trời có thực sự đáng sợ?

Hình ảnh rõ ràng về một lỗ đen trên Mặt trời có thể khiến nhiều người lo sợ cho tương lai hệ Mặt trời của chúng ta.

Tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA (SDO) đã phát hiện một hố đen đặc biệt lớn bao cả bán cầu bắc Mặt trời. Các lỗ này đã được phát hiện bằng cách sử dụng kính thiên văn quỹ đạo hồi đầu tháng.

Tuy rằng các bức ảnh chụp Mặt trời cho thấy điểm đen khổng lồ có vẻ đáng sợ nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho toàn hệ Mặt trời, nơi Trái đất chúng ta đang tồn tại. Các hố trong bầu khí quyển của mặt trời như vậy là một đặc điểm thường xuyên, tần suất phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Chúng được các nhà khoa học gọi là lỗ Coronal (lỗ nhật hoa), xuất hiện ở vầng hào quang của hành tinh này.


Những hố đen kia là lỗ Coronal, xuất hiện khi từ trường Mặt Trời thoát ra ngoài khí quyển

Khi từ trường của Mặt Trời thoát ra ngoài khí quyển thay vì được giữ lại, tạo ra những cơn gió tốc độ cao, khiến cho một vùng khí quyển của Mặt Trời mở ra để cho những dòng chảy phân tử thoát ra ngoài; ánh sáng nơi này cũng bị mờ đi, tạo nên vùng tối.

Mặt khác, chúng ta không thể nhìn thấy được màu sắc của khu vực này vì chúng có bước sóng cực tím 193 angstrom - một loại ánh sáng vô hình với mắt người thường.

Những cơn gió Mặt trời có thể tương tác với từ trường của Trái đất, tạo ra cơn bão địa từ - một loại năng lượng như pin trên khắp hành tinh và khiến năng lượng từ trường thay đổi. Bão từ cũng gây ra hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất.


Tuy tạo ra bão địa từ, hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất nhưng năng lượng từ trường của Mặt trời không gây ảnh hưởng nhiều đến hành tinh xanh

NASA đã phóng tàu vũ trụ SDO với hi vọng nó sẽ giúp con người hiểu những nguyên nhân của sự biến đổi năng lượng Mặt trời và tác động của nó đối với Trái đất. Mục tiêu của SDO là nhằm xác định từ trường của Mặt trời được tạo ra và lưu trữ như thế nào, làm thế nào năng lượng từ trường lưu trữ này được chuyển đổi và phát tán.

Hy vọng rằng các kết quả từ SDO có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối về cách gió Mặt trời có thể ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc các vệ tinh gần Trái đất.

Cập nhật: 17/07/2016 Theo Khoa học và Phát triển
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video