Lò nung chảy chất thải phóng xạ lớn nhất thế giới

Lò nung chảy chất thải phóng xạ lớn nhất thế giới đạt nhiệt độ hoạt động dự kiến là 1.150 độ C trong lần chạy thử thứ hai.

Theo dự kiến, lò nung chảy đầu tiên dùng để xử lý chất thải ở nhà máy thủy tinh hóa tại khu tổ hợp hạt nhân Hanford ở Đông Washington sẽ duy trì nhiệt độ đó trong vài ngày. Sau đó, kính mờ sẽ được thêm vào như bước tiếp theo trong quá trình kiểm tra lò nung chảy. Theo Ed Dawson, phát ngôn viên Bộ Năng lượng Mỹ, hoàn thành làm nóng lò nung chảy đầu tiên là một bước quan trọng đối với xử lý chất thải ở Hanford, Yahoo hôm 25/7 đưa tin.


Công nhân ở Hanford đứng gần buồng nung chảy đầu tiên. (Ảnh: Yahoo).

Lò nung chảy sẽ hoạt động liên tục trong 5 năm. Quá trình xây dựng nhà máy thủy tinh hóa bắt đầu cách đây 21 năm. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bắt đầu xử lý chất thải ít phóng xạ nhất ở bể lưu trữ dưới lòng đất tại Hanford vào cuối năm 2024 hoặc 2025, biến nó thành dạng thủy tinh ổn định để vứt bỏ.

Các bể dưới lòng đất ở Hanford chứa 212 triệu lít chất thải phóng xạ và hóa học độc hại từ quá trình sản xuất gần 2/3 lượng plutonium dùng trong chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ dưới thời Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh. Bechtel National, nhà thầu xây dựng và bàn giao nhà máy thủy tinh hóa cho Bộ Năng lượng Mỹ, tìm cách làm nóng lò nung chảy 300 tấn đầu tiên của nhà máy hôm 8/10/2022.

Tuy nhiên, quá trình làm nóng buộc phải dừng lại sau nửa đêm ngày 10/10/2022 với nhiệt độ chỉ gần 150 độ C do phát hiện vấn đề về cung cấp điện cho thiết bị nung khởi động của lò. Các kỹ sư phải rà soát toàn hệ thống để hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, kiểm tra chi tiết mọi thiết bị của lò nung chảy và thiết kế lại một số chỗ. Họ cũng mua, kiểm tra và lắp đặt vài thiết bị mới. Lần thử nghiệm thứ hai bắt đầu và lò nung chảy đạt nhiệt độ 1.150 độ C chiều hôm 20/7.

Sau khi thêm kính mờ vào lò nung chảy, bộ thiết bị nung thứ hai thay thế thiết bị nung khởi động sẽ được bật. Chúng sẽ truyền dòng điện qua bể thủy tinh nung chảy. Sau đó, máy sục khí sẽ được lắp đặt, giúp thổi khí vào đáy bể thủy tinh của lò, ngăn các điểm nóng hình thành. Lò nung chảy có kích thước 6 x 9 m và cao 4,6 m, lớn gấp 5 lần lò nung chảy đang hoạt động ở Cơ sở xử lý chất thải quốc phòng ở khu Savannah River của DOE tại Nam Carolina.

Thử nghiệm làm nóng sẽ giúp chuẩn bị cho bước tiếp theo của công tác bàn giao, đó là kiểm tra lò nung chảy, sử dụng vật liệu phi phóng xạ để mô phỏng chất thải. Tòa án liên bang giao cho DOE thời hạn bắt đầu thủy tinh hóa chất thải độ phóng xạ cao vào năm 2033.

Cập nhật: 28/07/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video