Lỗ thủng bí ẩn trên bầu trời California

Hình ảnh một lỗ thủng màu xanh sáng kỳ lạ giữa đám mây trên bầu trời Bắc California - Mỹ đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với câu hỏi: Sự thật đó là gì?


Đám mây sáng kỳ lạ trên bầu trời California

Hình ảnh đám mây với lỗ thủng bất thường màu sáng xanh xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook bắt đầu từ ngày 9/5 và lan truyền nhanh chóng trong những ngày qua.

Bức ảnh khiến những người tò mò ở bang California và nhiều nơi đoán già đoán non. Nhiều người cho rằng đây là "điềm dữ" hoặc xuất phát từ nguyên nhân kỳ lạ nào đó.

Theo nhiều cư dân mạng, đám mây có lỗ thủng sáng rực là một UFO (vật thể bay không xác định) hoặc do người ngoài hành tinh gây ra. Nhiều người thực tế hơn đưa ra giả thuyết rằng đám mây chỉ là dấu hiệu cảnh báo thời tiết xấu, trong khi một số khác có óc tưởng tượng phong phú đoán đây là “lỗ sâu” như trong phim kinh dị Donnie Darko.


Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là dấu vết của người ngoài hành tinh

Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến xác định đây là lỗ mây (Fallstreak), là một khoảng trống hình tròn lớn có thể xuất hiện trong các đám mây ti tích (Cirrocumulus) hoặc mây trung tích (Altocumulus). Còn mạng CBS13 cho rằng những hình ảnh như thế này không hiếm trên thế giới, đặc biệt ở những nơi ấm áp như TP Stockton, California.

Lỗ mây hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.

Khi một phần đám mây bắt đầu đóng băng, nó sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền khiến hơi nước xung quanh cũng đóng băng và rơi xuống. Hiện tượng này gây ra một cái lỗ, thường là hình tròn, trong đám mây.


Lỗ mây hình thành khi một phần đám mây đóng băng và rơi xuống. (Ảnh: BBC)

Người ta tin rằng sự nhiễu động trong tầng mây, do máy bay chẳng hạn, có thể kích hoạt hiệu ứng bốc hơi dây chuyền và tạo ra lỗ mây. Cụ thể, không khí đi qua cánh quạt hoặc 2 cánh máy bay sẽ giãn nở và lạnh đi nhanh chóng. Các tinh thể băng bắt đầu hình thành rồi sau khi máy bay đi qua, các tinh thể này vẫn ở lại, rơi ra khỏi đám mây và tạo nên các lỗ tròn, đôi khi rất lớn.

Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video