Loại bụi nguy hiểm gây biến đổi ADN và nhiều vấn đề nhãn tiền

Cùng tìm hiểu độ nguy hiểm của loại bụi siêu mịn PM 1.0 - đủ hạ gục nhiều thành phần trong cơ thể chúng ta.

Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí từ lâu đã được cảnh báo. Có thể nói, đây là 1 vấn nạn ở hầu hết tất cả các thành phố lớn trên thế giới.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại không nhỏ của việc ô nhiễm không khí sẽ tác động lớn đến sức khỏe của con người.

Và mới đây, kết quả quan trắc bụi mịn gần đây đã phát hiện ra loại bụi mịn PM 1.0 (có kích thước 1 μm), thậm chí cả bụi nano (≤ 0,1µm). Loại bụi này có thể vượt qua mọi hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp, bít các lỗ trao đổi oxy ở phế nang, tác động đến cấu trúc DNA.

Vậy bụi siêu mịn PM 1.0 thực chất là gì, và chúng nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời.

Bụi siêu mịn PM 1.0 là gì?

Đầu tiên, bạn cần biết rằng, bụi PM 1.0 là những hạt dạng lỏng, hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí.

Các nhà khoa học đã sử dụng chỉ số PM 10, PM 2.5, PM 1.0 nhằm thể hiện hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt dạng lỏng, rắn trôi nổi trong 1m3 không khí.


Minh họa bụi PM 1 bé như con người, PM 2.5 to như con voi và PM 10 "khổng lồ" như cá voi.

Và bụi siêu mịn PM 1.0, hiểu đơn giản:

  • Chữ PM là viết tắt của chữ tiếng Anh - Particulate Matter, có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng).
  • Số 1.0 là chỉ kích thước các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet (micromet viết tắt là µm, bằng 1 phần triệu mét).

Tương tự như vậy, ký hiệu PM 10, PM 2.5 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm, 2,5 µm.

Không chỉ gây biến đổi ADN, bụi siêu mịn còn gây ra những căn bệnh nhãn tiền khác

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives đã chỉ ra mối tương quan giữa bụi mịn PM 2.5, PM 1.0 và sức khỏe.

ThS Vũ Xuân Đán - Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TPHCM - cảnh báo: "Bụi càng mịn càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp. Nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc DNA, bởi sự mất cân bằng ôxy khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA.

Các hóa chất trong bụi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni và chất aldehyde có thể cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây ung thư phổi".


Các hóa chất trong bụi cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc DNA.

Bụi mịn gây bệnh về tâm lý

Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý. Đây là kết quả được công bố trên tạp chí khoa học Anh BMJ vào năm 2015.


Ô nhiễm không khí, khói bụi... khiến môi trường thêm ngột ngạt, khó thở.

Ô nhiễm không khí, khói bụi... khiến môi trường thêm ngột ngạt, khó thở, từ đó khiến cho sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, dẫn đến tâm lý thay đổi bất thường.

Bụi mịn gây các bệnh về hô hấp

Chúng ta biết rằng, quá trình hô hấp là đưa oxy vào trong phổi. Tại phổi, oxy tiếp xúc với máu, trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxy, mang oxy đến các tế bào.


Chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây khí phế thũng.

Bụi mịn cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy. Đây là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi... và những bệnh về hô hấp.

Không chỉ vậy, chất độc trong bụi đi vào cơ thể người sẽ gây khí phế thũng (tình trạng tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí). Đây là 1 trong những triệu chứng, biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

Bụi mịn gây nhồi máu cơ tim


Bụi mịn cũng có thể gây nhồi máu cơ tim.

Ngoài bệnh về hô hấp, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu (blood-gas barrier) để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Bụi mịn cũng có thể khiến chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng bỗng nhiên bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim.

Bụi mịn gây sụt giảm trí nhớ nghiêm trọng


Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể đẩy nhanh sự suy giảm nhận thức.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể đẩy nhanh sự suy giảm nhận thức.

Giáo sư Sudha Seshadri - Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess và Trường Y Đại học Boston cho biết, kết quả chụp MRI cho thấy, sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ và chứng mất trí nhớ và trầm cảm - đặc biệt là khi trung tuổi.

Cập nhật: 29/08/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video