Loài cá nhỏ như ngón tay nhưng phát ra âm thanh như tiếng súng

Các nhà khoa học cho biết, một trong những loài cá nhỏ nhất thế giới, có chiều rộng bằng móng tay người trưởng thành, có thể tạo ra âm thanh lớn như tiếng súng.

Theo trang Oddity Central (Anh), cá Danionella cerebrum lần đầu được biết đến vào những năm 1980, nhưng chỉ chính thức được công nhận vào năm 2021, sau khi các nhà khoa học phát hiện ra những điểm khác biệt nhỏ về mặt vật lý giữa loài này và Danionella translucida.

Hai loài cá này rất nhỏ, chỉ bằng móng tay người, và giống nhau đến mức chỉ có thể phân biệt dưới kính hiển vi.


Cá Danionella cerebrum. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một đặc điểm hấp dẫn khác của Danionella cerebrum. Đặc điểm này không chỉ giúp loài này khác biệt so với các loài cùng chi mà còn đưa chúng lên thứ hạng rất cao trong danh sách những loài động vật ồn ào nhất thế giới.

Tờ The Guardian hôm 27/2 dẫn nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PNAS cho biết cá thể đực thuộc giống Danionella cerebrum, một loài cá có kích thước khoảng 12 mm được tìm thấy ở các dòng suối ở Myanmar, tạo ra âm thanh vượt quá 140 decibel (dB).

Mức âm lượng này tương đương với tiếng còi xe cứu thương hoặc búa khoan.

Bài báo cho biết cơ chế phổ biến nhất ở cá để tạo ra âm thanh có liên quan sự rung động của bong bóng bơi của chúng. Cơ quan này chưa đầy khí, có chức năng kiểm soát độ nổi và được điều khiển thông qua sự co bóp nhịp nhàng của các cơ đặc biệt.


Cá thể đực của giống Danionella cerebrum. (Ảnh chụp màn hình THE GUARDIAN).

Tuy nhiên, cơ chế tạo ra âm thanh của Danionella cerebrum, loài có bộ não nhỏ nhất được biết đến trong số các loài động vật có xương sống, vẫn là một bí ẩn. Nguyên nhân vì cơ chế cơ liên quan bong bóng bơi không đưa ra lời giải thích hợp lý về nguồn gốc của âm thanh.

Nhóm nghiên cứu đã dùng cách quay video có tốc độ thu hình cao, sau đó tua chậm đoạn phim để quan sát cơ chế tạo ra âm thanh.

Các nhà khoa học tại Đại học Charité (Đức) đã phát hiện ra loài cá này có hệ thống tạo ra âm thanh độc đáo, bao gồm sụn, xương sườn và cơ chống mỏi. Điều này cho phép con cá tăng tốc độ "đánh trống tạo ra âm thanh" với lực cực lớn.

Phát hiện cho thấy để tạo ra âm thanh, một xương sườn nằm cạnh bàng quang được một cơ đặc biệt di chuyển. Sau đó, xương sườn sẽ va chạm vào bong bóng bơi và phát ra âm thanh như tiếng trống.

Xương sườn ở cá đực cứng hơn nhiều, điều này giải thích tại sao các con cá cái không tạo ra âm thanh.

Các nhà khoa học chưa xác định được lý do tại sao loài cá này lại tạo ra tiếng động lớn như vậy nhưng cho rằng nó có thể giúp di chuyển trong vùng nước đục hoặc là một chiến thuật hung hãn được con đực sử dụng để chiếm ưu thế với đối thủ. Hoặc có thể là một chiến thuật hung hăng được con đực sử dụng để cảnh báo sự cạnh tranh trong quá trình giao phối.

Cập nhật: 17/06/2024 Thanh Niên/Báo Tin tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video