Loại cây là "dược liệu vàng" giúp kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp hiệu quả

Công dụng của dây thìa canh

Loại cây này được chứng minh nhiều công dụng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, muốn kiểm soát đường huyết.

Dây thìa canh là một loại cây dây leo, được tìm thấy đầu tiên ở vùng nhiệt đới của Ấn Độ và sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền để chữa tiểu đường, sốt rét, rắn cắn...

Tại Việt Nam, loại cây này phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc, quy hoạch trồng thành vùng ở Nam Định, Thái Nguyên. Người dân sẽ thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.


Tại Việt Nam loại cây này phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc.

Dây thìa canh được khoa học hiện đại chứng minh công dụng kiểm soát đường huyết, chống viêm, hỗ trợ giảm cân và giảm mức cholesterol LDL và chất béo trung tính "xấu". Chính vì vậy loại cây này cũng được mệnh danh là "dược liệu vàng" cho người mắc tiểu đường.

Hạ đường huyết

Theo nhiều nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, hợp chất axit gymnmic có trong dây thìa canh có thể làm giảm cảm giác thèm đường. Axit gymnemic còn kích thích sản sinh tế bào beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh insulin, giúp cân bằng đường huyết.

Các hợp chất trong dây thìa canh có thể ngăn đường ruột của bạn hấp thụ đường, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu của bạn sau bữa ăn.

Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng dây thìa canh cũng có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở mức trung bình với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Từ đó giảm các biến chứng nguy hiểm và lâu dài của bệnh tiểu đường.

Giảm cholesterol và huyết áp

Theo 2 nghiên cứu của Ấn Độ, dây thìa canh các tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, nhất là cholesterol LDL (cholesterol xấu), ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong gan.


 Chiết xuất dây thìa canh làm giảm chất béo trung tính, tăng mức cholesterol "tốt".

Ngoài ra, một nghiên cứu ở những người béo phì vừa phải cho thấy chiết xuất dây thìa canh làm giảm chất béo trung tính, tăng mức cholesterol "tốt". Cholesterol xấu và chất béo trung tính cao là những yếu tố tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ. Vậy nên thường xuyên dùng loại thảo dược này có thể ngăn ngừa bệnh tim.

Các hợp chất trong dây thìa canh cũng làm tăng sản xuất oxit nitric, một chất làm giãn mạch. Chất này giúp thư giãn các cơ bên trong mạch máu, nhờ đó cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm huyết áp.

Hỗ trợ giảm cân

Nghiên cứu năm 2004 quy mô nhỏ ở người béo phì vừa phải sử dụng chiết xuất dây thìa canh cho thấy trọng lượng cơ thể của họ giảm 5 – 6% đồng thời giảm lượng thức ăn họ nạp vào cơ thể cũng giảm xuống. Điều này là do loại cây này khiến giảm cảm giác thèm đường, khiến người tham gia ăn ít đồ ngọt và tiêu thụ ít calo hơn, dẫn đến thâm hụt calo và giảm cân.

Ngoài những công dụng kể trên, dây thìa canh còn giúp giảm viêm – nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim mạch…

Dùng dây thìa canh như thế nào?

Dây thìa canh có thể được sử dụng dưới dạng trà sau khi phơi khô hoặc uống bột nghiền từ lá khô. Để pha trà dây thìa canh, cần đun sôi 50g phần lá và cành đã phơi khô với 1,5l nước, sau đó để ngâm 10-15 phút trước khi uống.

Với dạng bột, nên bắt đầu với liều lượng 2g, sau đó tăng lên 4g nếu cần tăng công dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Dây thìa canh nên uống sau bữa ăn 15-20 phút để hạ đường huyết.


Cần lưu ý lựa chọn đúng dây thìa canh không bị pha lẫn với các loại cây khác.

Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh

Một số tính chất của dây thìa canh gây phản ứng nếu đun bằng vật dụng kim loại, do đó nên lựa chọn nồi/bình thủy tinh hoặc sứ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra cần lưu ý lựa chọn đúng dây thìa canh không bị pha lẫn với các loại cây khác.

Loại thảo dược này an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc dự định có thai không nên dùng. Bên cạnh đó, những người đang dùng thuốc hạ đường huyết cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để tránh gặp các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, run rẩy…

Cập nhật: 18/05/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video