Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải quá trình loài ếch răng nanh đẻ nòng nọc trực tiếp duy nhất trên thế giới giao phối.
Djoko Iskandar, nhà nghiên cứu người Indonesia, đã phát hiện loài ếch răng nanh, tên khoa học là Limnonectes larvaepartus, và khẳng định nó là loài ếch duy nhất trong số 6.455 loài sinh con bằng cách đẻ nòng nọc trên hành tinh, tờ Daily Mail đưa tin ngày 3/1.
Loài ếch răng nanh đẻ nòng nọc có thân màu xám hoặc nâu. (Ảnh: Daily Mail)
Theo kết quả nghiên cứu của Djoko, thân của Limnonectes larvaepartus thường có màu xám hoặc nâu với chiều dài khoảng 4cm, trọng lượng khoảng 5 gram. Djoko cho biết những chú ếch thường sống ở suối nhỏ và vũng nước nông ở trong một khu rừng nhiệt đới ở hòn đảo Sulawesi, Indonesia để tránh loài ếch lớn hơn, rắn và các loài chim - những động vật có thể ăn thịt chúng. Khác với những con cái, ếch đực có hai răng nanh để tự vệ hoặc tấn công. Quá trình giao phối của chúng vẫn là một ẩn số.
Một con ếch cái thuộc loài Limnonectes larvaepartusvới những nòng nọc. (Ảnh: Daily Mail)
Jim McGuire, nhà nghiên cứu động vật bò sát tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, đã quyết định tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng. Ông chọn một chú ếch mà ông cho là con đực. Nhưng ngay sau đó ông phát hiện nó là ếch cái với một tá nòng nọc.
"Việc sinh sản ở hầu hết những chú ếch đều không khác biệt so với sinh sản ở con người. Trong trường hợp này, chế độ sinh sản của chúng tương tự với chúng ta", tạp chí PLoS One công bố kết quả nghiên cứu của tiến sĩ McGuire.
Hình ảnh nòng nọc mới sinh có chiều dài 1,5cm
Ông nhấn mạnh: "Hầu như tất cả các loài ếch trên thế giới, hơn 6.000 loài, đều thụ tinh bên ngoài và giải phóng tinh trùng sau khi con cái đẻ trứng. Loài ếch mới là một trong 10 hoặc 12 loài đã tiến hóa thụ nội bộ với chế độ sinh sản đẻ nòng nọc thay vì đẻ trứng đã được thụ tinh. Tôi chưa thể giải thích rõ ràng lý do tại sao chế độ sinh sản này không tiến hóa mở rộng hơn".