Loài kiến kỳ lạ có lớp "áo giáp sinh học" chưa từng thấy ở côn trùng

Các nhà khoa học vừa phát hiện các đàn kiến cắt lá Acromyrmex echinatior có thể chứa hàng triệu con kiến, có một lớp áo giáp sinh học đặc biệt.

Những con kiến này có thể tạo nên một đội ngũ làm vườn hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thường xuyên đi vào đống rác và sống thành những nhóm lớn cũng có nghĩa là đối mặt với nguy cơ mầm bệnh gia tăng.

Vì những lý do đó, tự bảo vệ bản thân là cần thiết và mặc dù các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn tại sao, nhưng có vẻ như những con kiến nhỏ bé cần được bảo vệ đủ để phát triển bộ giáp tự nhiên của chính mình.


Cận cảnh một con kiến cắt lá Acromyrmex echinatior.

Một nhóm do các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison dẫn đầu đã phân tích lớp phủ dạng hạt màu trắng này trên kiến cắt lá Acromyrmex echinatior và đưa ra kết luận rằng lớp phủ là một loại áo giáp cơ thể sinh học tự tạo. Đây là ví dụ đầu tiên được biết đến trong thế giới côn trùng.

"Chúng tôi đã nghiên cứu loài kiến cắt lá trong nhiều năm, đặc biệt tập trung vào mối liên hệ hấp dẫn của chúng với vi khuẩn sản sinh ra chất kháng sinh giúp chúng đối phó với bệnh tật", tác giả cao cấp và nhà vi sinh vật học Cameron Currie của Đại học Wisconsin-Madison cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát sâu vào lớp khoáng chất bao phủ bộ xương ngoài của kiến, sử dụng kính hiển vi điện tử. Họ phát hiện ra lớp phủ được tạo thành từ một lớp mỏng tinh thể magiê canxit hình thoi có kích thước khoảng 3-5 micromet.

Các nhà nghiên cứu cũng nuôi kiến để xem lớp phủ này xuất hiện khi nào và nó bảo vệ chúng như thế nào. Kết quả cho thấy lớp phủ không có ở kiến con, nhưng phát triển nhanh chóng khi kiến trưởng thành và lớp phủ hoàn thiện làm cứng đáng kể bộ xương ngoài.

Để xác nhận, các nhà nghiên cứu đã đưa những con kiến vào các trận chiến thử nghiệm, phát hiện ra rằng những con có bộ giáp được bảo vệ tốt hơn trong trận chiến và cũng như khỏi các mầm bệnh. Họ cũng phát hiện ra rằng nếu không có áo giáp, kiến có nhiều khả năng bị nhiễm một loại nấm tấn công côn trùng có tên là Metarhizium anisopliae.

Mặc dù không hiểu làm thế nào loài kiến cắt lá phát triển lớp phủ này, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng có lẽ nó không phải là loài côn trùng duy nhất phát triển khả năng bảo vệ như vậy.

Mặc dù có thể có một số loài kiến có lớp phủ tương tự, nhưng với nhiều nghiên cứu hơn, công nghệ "áo giáp" thậm chí có thể tạo ra những ý tưởng quan trọng cho con người.

Cập nhật: 27/11/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video