Loài nhện bám vào tường nhờ tơ

Một số loài nhện đã phát triển những cơ chế cho tới nay chưa được biết đến nhằm tránh nguy cơ bị trượt khỏi bức tường chúng đang bám. Các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện rằng loài nhện sói tiết ra một chất tơ có độ dính nhờ những tuyến bé xíu nằm trên chân cho phép chúng di chuyển trên những bề mặt thẳng đứng và láng.

Nguồn: spiderzrule
Nhóm nghiên cứu do Stanislas Gorv thuộc Viện Max Planck dẫn đầu đã ghi nhận loài nhện sói Aphonopelma seemanni ở Costa Rica có khả năng nhả ra những sợi tơ nhày nhớt với đường kính từ 0,2 đến 1 micromet từ bốn cặp chân khi có nguy cơ bị trượt trên một cửa kính.

Các nhà nghiên cứu khẳng định phát hiện này sẽ gây nhiều thắc mắc mới về sự tiến hóa của loài nhện hiện đại.

Loài nhện có mang trên bụng một chiếc túi tiết ra tơ giúp chúng dệt mạng. Theo các nhà nghiên cứu, loài nhện có thể đã bắt đầu tiết ra tơ từ chân nhằm tránh bị trượt và duy trì sự sống còn.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ phân tích gien của tơ được tiết ra từ chân nhện nhằm so sánh với loại tơ "cổ điển" của các mạng nhện. Loại tơ này từng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu của các nhà hóa học về độ bền và đàn hồi để ứng dụng trong công nghiệp.

Theo RC, Đài truyền hình TP HCM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video