Loại nước không phải cà phê nhưng giúp tỉnh táo tức thì: Kiểm soát đường huyết còn chống già hiệu quả

Loại nước này tốt hơn thuốc bổ, có thể ngăn ngừa tiểu đường và bệnh về đường hô hấp, tăng cường miễn dịch.

Nhân sâm được mệnh danh là "vua của các loại thảo mộc", vậy nên trà nhân sâm cũng được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân.

Trà nhân sâm được làm từ rễ của loại cây quý này, nổi bật với công dụng chống lão hóa, tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như ổn định đường huyết và huyết áp. Đặc biệt khi uống trà nhân sâm vào buổi sáng giúp tinh thần trở nên tỉnh táo, phấn chấn bởi tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. 


Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân.

Bên canh đó, trà nhân sâm còn các công dụng khác như:

Hỗ trợ giảm cân

‏Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tập thể dục và Phục hồi chức năng cho thấy hợp chất ginsenoside trong nhân sâm làm tăng tác dụng của một loại hormone hỗ trợ tiêu hóa, ức chế cảm giác thèm ăn. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra ginsenoside tạo cảm giác no lâu nên có thể hỗ trợ việc giảm cân khi uống giữa các bữa ăn.‏

Kiểm soát đường huyết

‏Một đánh giá năm 2014 của 16 nghiên cứu khác nhau của các nhà khoa học ĐH Toronto (Canada) đã kết luận những người bổ sung nhân sâm vào chế độ ăn uống đã cải thiện đáng kể mức đường huyết lúc đói.

Trong khi đó nghiên cứu của ĐH Massey (New Zealand) cho thấy ginsenoside trong nhân sâm có thể giúp ổn định insulin, kiểm soát đường huyết, đồng thời cải thiện các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường.

‏Làm đẹp da, chống lão hoá

‏Trà nhân sâm có tác dụng hỗ trợ làn da khỏe mạnh, giảm tác động của lão hoá bởi đặc tính chống oxy hoá. Các chất chống oxy hoá trong nhân sâm còn bảo vệ da khỏi các gốc tự do và các tác nhân gây hại từ môi trường khác như ánh nắng mặt trời, tia UV. ‏

‏Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhân sâm thúc đẩy quá trình hydrat hóa giúp da có đủ độ ẩm, giảm nếp nhăn và tăng cường tổng hợp collagen để duy trì độ đàn hồi cho làn da. Nhân sâm còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm do mụn.‏

Giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng

‏Một nghiên cứu ở 6.422 người lớn tuổi cho thấy tiêu thụ nhân sâm thường xuyên trong ít nhất 5 năm có thể cải thiện chức năng nhận thức. Đò là bởi các thành phần trong nhân sâm như ginsenoside có thể bảo vệ não chống lại tổn thương do các gốc tự do. Nhân sâm được chứng minh giúp giảm căng thẳng, bệnh Alzheimer, trầm cảm và lo lắng. Uống trà nhân sâm thường xuyên còn cung cấp năng lượng cho cơ thể nhờ vitamin dồi dào, giúp trí não tỉnh táo để hoạt động hiệu quả hơn.


Tiêu thụ nhân sâm thường xuyên trong ít nhất 5 năm có thể cải thiện chức năng nhận thức. (Ảnh minh họa).‏

Tăng cường miễn dịch

‏Nhân sâm có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus vô cùng mạnh mẽ. Trà nhân sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chống lại cảm lạnh và cảm cúm. Nhân sâm còn kích thích hoạt động thực bào và phản ứng kháng thể chống lại vi khuẩn và vi rút có hại, giúp tăng cường miễn dịch. Loại trà này giúp tái tạo tế bào bạch cầu, bồi bổ nhiều cơ quan trong cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng trà nhân sâm

‏Trà nhân sâm tốt cho sức khỏe nhưng trẻ em, trẻ sơ sinh cũng như phụ nữ có bầu, đang cho con bú không nên sử dụng trà nhân sâm. Nhân sâm làm tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh nên không sử dụng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn.‏

‏Đồng thời không nên dùng nhân sâm cùng với củ cải, cà phê, chè và những chất kích thích thần kinh khác làm giảm tác dụng của nhân sâm. Những người đang điều trị thuốc chữa bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung trà nhân sâm vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Cập nhật: 29/03/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video