Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Rùa da mềm khổng lồ châu Á sống bất động dưới bùn ở đáy sông, chỉ tấn công bất thình lình con mồi bơi ngang qua.

Sinh sống ở Nam Á và Đông Nam Á, rùa mai mềm khổng lồ châu Á hay rùa mai mềm khổng lồ Cantor (Pelochelys cantorii), đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch Theodore Edward Cantor. Loài này dành 95% cuộc đời nằm bất động hoàn toàn, vùi mình dưới bùn hoặc cát ở sông nước nông, chỉ để lộ mắt và phần mõm giống như ống thở. Nhưng khi loài bò sát hình dáng kỳ lạ này phát hiện thức ăn, chúng có thể di chuyển ở tốc độ nhanh như chớp, theo Live Science.


Rùa mai mềm khổng lồ châu Á cực kỳ hiếm gặp. (Ảnh: Ben G. Thomas).

Khi trông thấy cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, ếch nhái, côn trùng, chim, bò sát nhỏ, rùa mai mềm khổng lồ châu Á nhanh chóng duỗi cổ để tấn công con mồi. Chúng có móng vuốt dài và bộ hàm cực khỏe, đủ mạnh để nghiền nát xương.

Khác với họ hàng là rùa mai cứng, loài rùa nước ngọt lớn này có phần mai dẹt trơn nhẵn màu xanh lá cây hoặc nâu. Chúng còn được gọi là rùa mai mềm mặt ếch bởi đặc điểm gương mặt giống ếch. Chúng có thể dài tới 100 cm, thậm chí phát triển lớn hơn và nặng trên 100 kg.

Tương tự các loài rùa mai mềm khác, rùa mai mềm khổng lồ châu Á có khả năng lọc oxy từ nước qua da, giúp chúng ở dưới nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, do có thể thu thập nhiều oxy theo cách đó, chúng chỉ ngoi lên mặt nước để hít thở không khí hai lần một ngày.

Đây là loài rùa nguy cấp cực hiếm. Từ năm 1985 đến năm 1995, chỉ có một mẫu vật được tìm thấy. Chúng là loài bản xứ ở sông ngòi tại Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Philippines và Indonesia. Năm 2024, chiếc tổ đầu tiên của rùa Cantor được phát hiện bởi các nhà sinh vật học ở bờ sông Chandragiri tại Kerala, Ấn Độ. Nhóm nghiên cứu sử dụng hiểu biết của cộng đồng địa phương để tìm vị trí con rùa.

Cập nhật: 19/11/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video