Loại thịt rẻ nhưng lại chính là "thuốc quý" của người Việt, cuối năm nên ăn nhiều để tăng cường sức khỏe

Công dụng của thịt vịt

Những ngày cuối năm bận rộn, nếu gia đình bạn đang cần tìm một loại thực phẩm vừa chế biến nhanh lại đưa cơm thì đừng bỏ qua thịt vịt. Không như các loại thịt khác, thịt vịt dù đem luộc, đem nướng hay nấu lẩu đều có hương vị độc đáo không thể lẫn với bất cứ món nào.

Vịt không chỉ ngon mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình bạn. Nghiên cứu cho thấy, trong 100g thịt vịt có chứa khoảng 25g chất protein, tương đương so với thịt bò, heo, dê. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic cũng rất cao.


Vịt không chỉ ngon mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình.

Đánh giá về thịt vịt, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng loại thịt này ăn ít nhất 1 lần/tuần có thể giúp mọi người bổ sung dinh dưỡng, kéo dài cuộc sống.

Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, hơi mặn, tính lương (mát). Công hiệu thanh nhiệt giải độc, tư âm giáng hỏa. Đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh có sốt, sởi, trừ khử thử nhiệt, đại tiện táo, phụ nữ kinh nguyệt ít...

Thường xuyên ăn thịt vịt có thể giúp bổ âm, dưỡng dạ dày và nhuận tràng. Thịt vịt không chỉ giúp bổ máu, mà còn dưỡng dạ dày và thúc đẩy sản sinh năng lượng, đặc biệt phù hợp cho những người có thể chất yếu hoặc suy nhược sau khi ốm.

Ăn thịt vịt vào thời điểm cuối năm, sẽ đem về tác dụng thế nào?

Từ nguyên liệu quen thuộc là thịt vịt, chúng ta có thể chế biến thành các bài thuốc, món ăn có công dụng trị bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

1. Tốt cho người viêm phế quản, ho hen

Cách làm: Sử dụng vịt mái già 1 con, bách hợp tươi 300g, gia vị. Vịt mổ bụng bỏ lòng đã làm sạch, cho bách hợp vào bụng tưới 2 muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và bách hợp.


Thịt vịt là loại thực phẩm ngon và bổ.

2. Tốt cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể

Cách làm: Một con vịt, đại táo, liên nhục, bạch quả, cả 3 vị thuốc đều lấy 49 quả, nhân sâm 3g. Vịt làm sạch, đại táo tách bỏ hạt, liên nhục ngâm bóc bỏ vỏ và tâm sen, bạch quả bỏ vỏ và ruột, nhân sâm thái lát nhỏ vụn. Dùng rượu, tương và dầu quét đều ngoài da và trong bụng vịt, sau đó cho cả 4 vị thuốc vào bụng vịt, khâu lại, hầm chín rồi ăn.

3. Trị đau đầu, chóng mặt buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít

Cách làm: Một con vịt, 200g đậu đỏ, thảo quả 10g, hành sống. Vịt làm sạch, đậu đỏ xay ngâm mềm đãi sạch cùng thảo quả xay nhuyễn, trộn đều rồi cho vào bụng vịt, khâu lại, cho nước đun ninh nhừ, thêm hành, không cho muối rồi ăn sẽ phát huy công dụng chữa bệnh rất tốt.

4. Điều trị tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt

Cách làm: Thịt vịt 100g nấu 30 phút, đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Cho các nguyên liệu vào nấu thêm 15 phút rồi ăn.

5. Tốt cho bệnh nhân hen suyễn, thiếu máu

Cách làm: Thịt vịt nạc 300g, băm nhỏ ướp gia vị, gạo tẻ 100g, nước mía 300ml. Cho các nguyên liệu vào nấu cháo, ninh nhừ. Cháo chín cho thịt vịt đảo đều, đun tiếp cho chín vịt. Ăn ngày 3 lần, duy trì liền một tuần.

6. Bồi bổ cho sinh lý nam giới

Cách làm: Chuẩn bị 300g thịt vịt; 20g gừng; 60g kỷ tử; 60g nấm hương; 3 củ cà rốt; 10 quả táo đỏ. Ướp thịt vịt với gia vị, đem xào săn miếng thịt, rồi cho các nguyên liệu khác vào nồi hầm trong 30 phút cho mềm.

Thịt vịt sẽ bổ hơn gấp bội nếu được nấu cùng các loại thực phẩm dưới đây

Nếu muốn có món thịt vịt ngon lành và phát huy được đầy đủ mọi tác dụng khi ăn, lương y Bùi Đắc Sáng gợi ý các gia đình có thể chế biến thịt vịt cùng một số thực phẩm sau:

Hạt sen: Món thịt vịt vốn rất giàu dinh dưỡng, giàu chất béo vì thế, nên ăn thịt vịt chung với hạt sen có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể rất tốt.


Ăn thịt vịt chung với hạt sen có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Củ mài: Nếu các gia đình ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.

Nấu cháo: Món cháo vịt có thể làm giảm chất béo trong cơ thể, ngoài ra có thể đào thải chất dư thừa.

Kim ngân hoa: Thịt vịt nổi tiếng với công dụng tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa lại có công dụng trong giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… 2 món này ăn kèm với nhau sẽ là liều "thuốc quý" cho da.

Chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn

Mỡ vịt chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm cholesterol LDL, hay còn gọi là "cholesterol xấu", phù hợp với những người có vấn đề về mỡ máu. Chất lượng mỡ vịt gần giống với dầu ô liu, làm cho nó trở thành lựa chọn tốt hơn so với các loại mỡ động vật khác. Nhiều đầu bếp chuyên nghiệp ưa chuộng mỡ vịt nhờ vào lợi ích sức khỏe và hương vị đậm đà.

Tốt cho da và tóc

Thịt vịt cung cấp lượng chất béo cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da, giữ cho làn da luôn tươi trẻ và mịn màng. Thiếu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề như da khô, nhăn và xỉn màu.

Thịt vịt cũng giàu riboflavin (vitamin B2), giúp duy trì sức khỏe của tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Mỗi 100 gam thịt vịt quay chứa 0,5 mg riboflavin, đáp ứng 28% nhu cầu hàng ngày.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp vết thương mau lành

Khoáng chất kẽm trong thịt vịt giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus, đồng thời hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Thịt vịt cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.

Cập nhật: 12/06/2024 Theo Trí Thức Trẻ/ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video