Thực phẩm nên và không nên ăn cùng thịt vịt

  •  
  • 6.789

Thịt ba ba và quả mận là hai món không được ăn chung với thịt vịt bởi sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Thịt vịt không nên ăn kèm/nấu chung với 4 thực phẩm dưới đây

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, thịt vịt là thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng thịt vịt kỵ với một số loại thực phẩm trong đó có thịt ba ba và quả mận.

  • Không nên ăn chung thịt vịt với thịt ba ba. Hai loại thịt này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba vị ngọt, tính bình còn thịt vịt thuộc tính mát. Vì vậy, nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.
  • Bạn cũng không nên ăn thịt vịt cùng quả mận, bởi mận tính nóng, ăn cùng nhau dễ sinh nóng ruột.
  • Trứng gà: Trứng gà và thịt vịt đều tính hàn, kết hợp với nhau có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
  • Thịt rùa: Nếu ăn thịt rùa chung với thịt vịt sẽ làm cho cơ thể bạn rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy", từ đó gây phù nề, tiêu chảy.

Thịt vịt nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng có một số món kỵ ăn chung như thịt ba ba và quả mận.
Thịt vịt nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng có một số món kỵ ăn chung như thịt ba ba và quả mận.

Thịt vịt sẽ bổ hơn gấp bội nếu được ăn cùng với 4 thực phẩm dưới đây

Để thịt vịt ngon lành và phát huy tác dụng khi ăn, lương y Bùi Đắc Sáng khuyên nên chế biến thịt vịt cùng một số món bên dưới đây.

  • Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.
  • Củ mài: Ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.
  • Cháo: Món cháo vịt có thể làm giảm chất béo trong cơ thể, ngoài ra có thể đào thải chất dư thừa.

Cháo vịt
Cháo vịt có thể làm giảm chất béo trong cơ thể.

Kim ngân hoa: Trong Đông y, thịt vịt nổi tiếng với công dụng tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa lại có công dụng trong giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… 2 món này ăn kèm với nhau sẽ là liều "thuốc quý" cho da.

Người nên hạn chế ăn thịt vịt

Lương y Sáng nhấn mạnh, thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D... Tuy nhiên, người mắc các bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:

  • Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.
  • Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt. Lý do, thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.

Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.

Cập nhật: 04/08/2020 Theo VNE/Trí Thức Trẻ
  • 6.789