Loại trà giúp hạ đường huyết có "tuổi thọ" 5000 năm, đã thế còn tốt cho sinh lý đàn ông, bếp nhà ai cũng sẵn

Tất cả lợi ích mà trà gừng đem đến với cơ thể đã giúp chúng trở thành loại đồ uống lý tưởng cho tất cả mọi người.

Loại trà giúp hạ đường huyết có tuổi thọ từ 5000 năm trước

Nếu cần tìm một thức uống có lợi cho đường huyết, tốt ngang insulin thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua trà gừng. Gừng là nguyên liệu luôn có sẵn trong bếp của người Việt, hơn nữa cách pha loại trà này cũng rất đơn giản.

Cách pha trà gừng: Bạn đun một cốc nước sôi, thêm 4-6 lát gừng mỏng và tiếp tục đun sôi trong 10 phút. Sau đó đổ ra 1 chiếc cốc, hòa thêm chút mật ong và thưởng thức khi trà gừng còn nóng.

Ít ai biết, trà gừng đã có lịch sử từ 5000 năm trước tại Trung Quốc với tên gọi là Khương mẫu trà. Chỉ cần bạn duy trì thói quen uống đều đặn 1-2 cốc trà gừng mỗi ngày, đường huyết sẽ ổn định hơn.


Trà gừng đã có lịch sử từ 5000 năm trước tại Trung Quốc.

Vì sao lại như vậy? Vốn dĩ gừng đã là một thực phẩm giàu kẽm, chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tiết insulin. Do đó nó có tác dụng hạ đường huyết và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Tehran (Iran) cho thấy việc bổ sung bột gừng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu lúc đói. Một bài đánh giá của Mỹ và Hàn Quốc cho thấy, bổ sung gừng có thể giúp giảm mức A1C cũng như lượng đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Ngoài có lợi cho việc ổn định đường huyết, loại trà này cũng giúp tăng cường sinh lý cho phái mạnh, theo y học cổ truyền.

Gừng có nhiều chất chống oxy hóa và đã được chứng minh là đem lại tác dụng chống tăng sinh trên các tế bào khối u, đặc biệt là ung thư tuyến tụy, ruột kết. Uống trà gừng thường xuyên có thể mang lại tác dụng phòng ngừa bệnh.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những người tiêu thụ gừng hàng ngày sẽ giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Uống một cốc trà gừng mỗi ngày có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa của bạn và ngăn ngừa chứng khó tiêu, buồn nôn, ợ chua.

Tất cả lợi ích mà trà gừng đem đến với cơ thể đã giúp chúng trở thành loại đồ uống lý tưởng cho tất cả mọi người.


Gừng  tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn...

Trà gừng tốt nhưng những ai không nên sử dụng?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.

Tuy nhiên dưới đây là một số nhóm người không nên sử dụng trà gừng:

  • Người nóng trong: Vì gừng có tính ấm nên có thể khiến người nóng trong cảm thấy khó chịu hơn.
  • Người mắc bệnh gan: Với bệnh nhân bị bệnh gan tốt nhất không nên ăn gừng, uống trà gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan. Sẽ rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng có tác động mạnh mẽ đến niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng niêm mạc hoặc có vết loét mà dùng gừng sẽ kích thích thêm quá trình này, khiến dạ dày bị quá tải, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Người bị huyết áp cao: Người có huyết áp cao thì không thể dùng gừng trong bất cứ lý do gì. Uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng càng khiến tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
  • Phụ nữ đang mang thai tháng cuối: Bà bầu không nên dùng gừng vào nửa cuối thai kỳ vì có thể tác động làm tăng huyết áp. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng với gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ nhỏ.

Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày

Những loại thực phẩm giữ ấm cơ thể trong mùa đông

Tác hại không ngờ khi uống quá nhiều trà gừng

Cập nhật: 31/01/2024 Phụ nữ mới
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video