Các bệnh đường tiêu hóa bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, chướng khí, đau dạ dày xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp 6 lần so với nam giới. Bổ sung các thực phẩm dưới đây sẽ hạn chế những bệnh đó.
Đu đủ chứa papain, một loại enzyme tự nhiên giúp tiêu hóa các thức ăn có thể gây kích thích cho dạ dày. Theo dân gian, loại quả này có thể hiệu quả cho các trường hợp chữa loét dạ dày, đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy.
Yến mạch cung cấp nguồn chất xơ dồi dào (hòa tan và không hòa tan trong nước). Bạn sẽ cần cả hai loại này cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cám yến mạch giúp giảm tích cực nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Không chỉ chứa chất xơ không hòa tan, táo giàu pectin và các enzyme khác giúp giải phóng dạ dày khỏi các thức ăn gây kích thích, khó tiêu. Nếu dạ dày nhạy cảm với các đồ ăn lạ, bạn nên ăn táo thường xuyên hơn.
Theo dân gian, quế được sử dụng để điều trị cả ốm nghén và tiêu chảy, quế cũng hiệu quả trong trường hợp đầy, chướng bụng, bụng chứa nhiều khí gas, sưng phù. Bạn có thể bổ sung bằng cách rắc chúng lên các thực phẩm mặn (trong các món gà) hay đồ ngọt (ví dụ bánh táo).
Thảo mộc này là một biện pháp tự nhiên khắc phục tình trạng đầy bụng, giải phóng khí ra ngoài. Đó là một trong những lý do bạn thường thấy chúng được cung cấp vào cuối bữa ăn tại các nhà hàng Ấn Độ. Bạn có thể thêm nửa muỗng cà phê hạt cây thì là trong các món đồ uống, sinh tố, món tráng miệng sau bữa ăn.
Quả bơ chứa hàm lượng cao kali, chất xơ, các loại dầu thân thiện với dạ dày và duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định. Bạn có thể thử một vài lát bơ mỏng trên miếng bánh sandwich thay vì dùng mayo.
Pha một cốc trà gừng và nhâm nhi vào mỗi buổi sáng sẽ mang lại công dụng vô cùng hữu hiệu đối với người đang bị đau dạ dày. Trà gừng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện sự hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể và giải quyết các vấn đề ở dạ dày một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, các chất bổ sung từ hoa cúc có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng nôn mửa khi gặp phải tình trạng tiêu hóa không ổn định.
Một tách trà hoa cúc kết hợp với bạc hà được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp giảm đau bụng và khó chịu khi bạn thu nạp thức ăn quá nhiều.
Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua chứa các men vi sinh - những lợi khuẩn trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng.
Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.
Rau xanh cũng là một nguồn magiê tốt, có thể làm giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ ở đường tiêu hóa.
Không những vậy, enzyme có trong các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, súp lơ… giúp làm sạch đường tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh mãn tính và bệnh ung thư.
Cam thảo là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày.
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy, sử dụng cam thảo có thể làm dịu cơn đau dạ dày và sự khó chịu viêm niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng sản xuất chất nhầy để bảo vệ các mô khỏi axit dạ dày.
Hạt lanh là một loại hạt nhỏ, dạng sợi, có thể giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và đau bụng. Hạt lanh được chế biến và sử dụng dưới dạng bột xay và dầu đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng khó chịu của táo bón.
Người lớn bị táo bón uống khoảng 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong vòng hai tuần sẽ đi tiêu nhiều hơn và độ đặc của phân tốt hơn. Các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy chúng cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày và co thắt ruột.