Loại vaccine mới có thể vô hiệu hóa các biến chủng Covid-19

Vaccine mới được bào chế theo công nghệ mRNA, hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng đột phá.

Theo Medical News, các chuyên gia tại Đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan, đã tạo ra loại vaccine sinh học mới giúp tăng cường khả năng chống lại nCoV.


Thí nghiệm trên chuột đã cho thấy phản ứng vượt trội của VLIP so với vaccine gốc là S-2P.

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Thái Lan dùng chuột thí nghiệm và phát hiện tiềm năng trung hòa kháng thể mạnh của RNA hình tròn (phân tử polyme có vai trò mã hóa). Nghiên cứu đã được đăng trên bioRxiv và đang chờ phản biện.

Protein gai là đặc điểm sinh học chính của nCoV, được sử dụng làm thành phần của vaccine mới. Loại protein này có khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch tốt và rất mạnh.

SARS-CoV-2 đã phát triển với nhiều loại biến chủng khác nhau nhằm vô hiệu hóa vaccine mRNA. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này đã tạo ra kháng thể có thể kết hợp với vaccine mRNA, từ đó vô hiệu hóa các biến chủng mới.

Protein mà họ tạo ra là VLIP, nâng cấp khả năng ổn định nhiệt, đồng thời duy trì các chuyển động của miền liên kết thụ thể RBD. Thí nghiệm trên chuột đã cho thấy phản ứng vượt trội của VLIP so với vaccine gốc là S-2P. Điều này giúp tạo ra phản ứng miễn dịch rộng hơn.

Vaccine mRNA Covid-19 được tạo ra dựa trên các phân tử mRNA tuyến tính. Các phân tử này vốn dĩ không ổn định nhưng nhờ có sự tác động của cấu trúc cộng hóa trị, chúng trở nên ổn định hơn. Sự tuần hoàn của RNA cũng bảo vệ các phân tử này khỏi bị phân hủy bởi các enzym và cho phép protein tồn tại lâu hơn.

Protein đột biến VFLIP-X chứa 6 axit amin có thể thay thế và kết hợp trong nền tảng vòng sinh học. Sau đó, họ phát hiện đột biến VFLIP-X có thể chống lại nCoV.

Họ cũng xác định liệu VFLIP-X có khả năng tạo ra các kháng thể chống lại một số biến chủng của Covid-19 hay không. Kết quả cho thấy VFLIP-X hoạt động mạnh mẽ khi tiếp xúc Omicron (B.1.1.529) - vốn là chủng phổ biến nhất hiện nay.

Nghiên cứu này đã chứng minh tiềm năng của vaccine sinh học VFLIP-X trong việc tạo ra kháng thể chống virus trong vòng 7 tuần sau khi tiêm liều tăng cường. Nó cũng tạo ra các phản ứng miễn dịch thuận lợi cho tế bào.

Những kết quả này rất hứa hẹn và được đánh giá là mở ra con đường mới cho công cuộc thử nghiệm vaccine thế hệ tiếp theo với hiệu quả cao hơn.

Cập nhật: 28/03/2022 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video