Loài vượn có khả năng hát như ca sĩ opera chuyên nghiệp

Một nghiên cứu mới cho thấy loài vượn có thể điều khiển các dây thanh âm như những ca sĩ opera chuyên nghiệp.

Các nhà khoa học đã tìm ra rằng loài vượn dễ dàng sử dụng các kỹ thuật tương tự như một nghệ sĩ opera chuyên nghiệp sau khi nghe những tiếng kêu the thé khi chúng gọi loài động vật khác.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản cũng cung cấp các bằng chứng cho thấy những nét tương đồng sinh lý khác thường giữa vượn và con người.

“Sự phức tạp trong tiếng nói của con người là độc nhất trong số những loài linh trưởng vì nó đòi hỏi hàng loạt những âm thanh mềm được tạo ra do sự di chuyển nhanh chóng của các thành phần cấu tạo”, dẫn lời nhà nghiên cứu Takeshi Nishimura đến từ Viện nghiên cứu động vật linh trưởng của Đại học Kyoto.

Ông nói: “Tiếng nói của chúng ta tiến hóa thông qua hàng loạt những cải biến đặc biệt trong quá trình giải phẫu thanh âm. Tuy nhiên, chúng tôi đã chỉ ra được rằng tiếng kêu của loài vượn lại sử dụng cơ chế thanh âm giống như một giọng nữ cao hát opera. Điều này đã tiết lộ một đặc điểm tương đồng giữa vượn với con người”.

Nhóm dẫn đầu là nhà nghiên cứu Nishimura đã phân tích 20 cuộc gọi "du dương và ồn ào" của loài vượn tay trắng bị nhốt trong chuồng, ở môi trường bình thường và 37 cuộc gọi trong môi trường có chứa khí heli.

Khí Hêli có tác dụng thay đổi âm sắc của giọng nói, làm cho âm thanh khi phát ra cao hơn bình thường vì khí heli dày hơn không khí, đẩy các tần số cộng hưởng âm thanh cao nhưng lại không làm thay đổi âm gốc.

Nghiên cứu cho thấy rằng cũng giống như con người, nguồn gốc những âm thanh từ tiếng gọi của vượn trong thanh quản sẽ được tách ra từ những công cụ thanh âm được dùng để biến đổi âm thanh.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra được khả năng điều khiển các dây thanh âm và âm vực khi loài vượn cất tiếng kêu - một khả năng quan trọng của người ca sĩ opera chuyên nghiệp để làm chủ được giọng nữ cao.

“Điều này giúp chúng ta có thêm đánh giá mới trong quá trình tiến hóa tiếng kêu của loài vượn đồng thời chứng minh rằng nguồn gốc sinh lý trong tiếng của con người không phải là duy nhất”, nhà nghiên cứu Nishimura cho biết.

Theo Giáo Dục
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video