navigation

Lợi ích bất ngờ của đậu bắp mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua

Bỏ qua lợi ích của đậu bắp là vô cùng phí phạm 1 thực phẩm cực tốt cho sức khỏe bạn nhé.

Đậu bắp là một loại thực vật có hoa được trồng rất nhiều ở nước ta. Quả đậu bắp được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Nhiều người không thích ăn quả đậu bắp vì tính nhớt của nó. Tuy nhiên, chất nhớt của loại quả này lại được coi là “thần dược” đối với người bị tiểu đường và có tác dụng làm sạch mỡ máu tuyệt vời.

Đậu bắp có giá khá bình dân. Ở chợ, nó chỉ có giá dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Physiology and Molecular Biology of Plants vào năm 2015 cho hay đậu bắp được người Hàn Quốc gọi là “nhân sâm xanh”.

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Hà Nội) đậu bắp còn có tên gọi khác là mướp tây, bắp chà, bụp bắp… tên khoa học Abelmoschus esculentus Moench (L.), thuộc Họ Bông - Malvaceae.

Cây thân thảo, mọc đứng cao tới 2,5m, có nhiều lông. Lá hình tim, hoặc hình chân vịt, mép có răng lớn, ráp, có lông dài. Hoa mọc ở nách lá, màu đỏ trông giống như hoa bông. Quả nang dài, hoặc dựng đứng cỡ 3,5cm, có màu lục sáng, có mặt cắt hình thoi.

Đậu bắp là cây có nguồn gốc ở Ấn độ, được trồng nhiều nơi trong nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam để lấy quả xanh ăn như các loại đậu khác.

Vì sao đậu bắp lại được ví như “nhân sâm xanh”?

Đậu bắp là loại quả có chứa nguồn dinh dưỡng cực ấn tượng. Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g đậu bắp tươi có chứa:

Đậu bắp là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và K1. Vitamin C là loại vitamin tan trong nước có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch tổng thể. Trong khi đó, vitamin K1 tan trong chất béo và có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu.

Thêm vào đó, đậu bắp rất ít calo và carb nhưng lại chứa nhiều chất xơ và chất đạm. Bổ sung đủ chất đạm có lợi cho việc kiểm soát cân nặng, đường huyết, giúp xương chắc khỏe và hình thành khối cơ. Có rất ít rau củ, trái cây có chứa chất đạm. Đây chính là lý do vì sao đậu bắp là loại quả độc đáo.


Trong đậu bắp có chứa nhiều protein, glucid, hydrat carbon (tinh bột, đường, palmitin và stearin).

Quả đậu bắp xào ăn như các loại đậu khác hoặc nướng ăn sống như dưa chuột. Quả non cũng có thể phơi khô để dùng dần là món ăn khá ngon. Lá non cũng dùng luộc, xào, nấu ăn.

Trong đậu bắp có chứa nhiều protein, glucid, hydrat carbon (tinh bột, đường, palmitin và stearin). Hạt chứa chất dầu lỏng màu vàng xanh, có mùi dễ chịu, tính hoạt nhuận, có thể ăn được.

Theo Đông y đậu bắp có tính vị chua, dịu, mát có tác dụng giảm đau và làm dịu trong các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới, táo bón. Đậu bắp chủ trị lậu, bí tiểu, bạch đới, táo bón với liều dùng 12-16g/ngày (rễ, lá khô)

"Tất cả các bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc giảm đau và làm dịu trong các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới. Rễ và Lá có thể thái mỏng, phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng.

Hạt chín có thể nghiền ra để uống thay cà phê hoặc làm hồ giấy. Dầu trong hạt làm thuốc nhuận táo.

Rễ đậu bắp khô 12-16g. Sắc, ngậm và uống giúp chữa ho, viêm họng. Quả đậu bắp tươi và khô sắc uống trong ngày tốt cho bệnh nhân tiểu đường", Lương y Bùi Đắc Sáng cho hay.

Đậu bắp là loại thực phẩm chứa đa dạng các vitamin và khoáng chất như chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B3, B6, canxi, vitamin K, magie, folate, mangan... Do đó, chỉ cần bạn bổ sung đậu bắp vào thực đơn thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

Ngăn ngừa táo bón

Lượng chất xơ vô cùng dồi dào trong đậu bắp giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị táo bón vô cùng hiệu quả. Chính thành phần chất xơ này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, nhuận tràng nên cũng rất tốt cho những người có nguy cơ bị táo bón cao.

Làm đẹp da


Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu.

Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân.

Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ trở thành môi trường vô cùng lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột sinh sôi nhiều hơn. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của đậu bắp có thể sánh ngang bằng với sữa chua. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống rối loạn tiêu hóa cũng như hạn chế kích ứng đường ruột...


Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tốt cho xương khớp

Nhờ có chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.

Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp cũng giúp bổ sung độ nhờn cho các khớp xương giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và giảm đau nhức khớp hiệu quả.

Hạn chế bệnh tim mạch

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Nhờ có khả năng ổn định huyết áp nên đậu bắp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách tăng cường sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả bạn nhé.


Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Ổn định lượng đường trong máu

Chính hàm lượng chất xơ cao có trong đậu bắp có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, từ đó giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, mặc dù không phải là bài thuốc trị dứt điểm tiểu đường nhưng việc ăn đậu bắp thường xuyên cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tiểu đường và hạn chế biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Đậu bắp được dùng thế nào?


Đậu bắp chiên. (Ảnh: Pinterest)

Đậu bắp được chế biến đa dạng bằng cách luộc, nướng, hấp, chiên... Bạn cũng có thể cho đậu bắp vào món súp hoặc món canh chua. Chất nhầy của đậu bắp cũng được sử dụng để làm đặc súp và các món hầm. Ở Trung Đông, những món hầm như vậy thường được ưa chuộng.

Hạt đậu bắp có thể ép lấy dầu. Loại dầu này rất tốt cho sức khỏe, có hương vị thơm ngon.

Lá đậu bắp cũng có thể sử dụng để chế biến salad, rau hoặc cháo.

Cập nhật: 28/07/2024 Theo Trí Thức Trẻ