Lũ dâng chạm chân Đại Phật: Trung Quốc sơ tán 10 vạn dân, 3 siêu đập "hộ giá" Tam Hiệp trước đe dọa lịch sử

Theo đơn vị vận hành Công ty tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang (CTG), hồ chứa của đập Tam Hiệp đã sẵn sàng ứng phó thách thức bằng cách phối hợp với các đập nước khác ở thượng nguồn sông Dương Tử (Trường Giang).

Dự báo khí tượng mới nhất của Trung Quốc ước tính lưu lượng đỉnh lũ đổ về dự án Tam Hiệp sẽ đạt tới 73.000m3/s vào lúc 8h sáng ngày thứ Năm, 20/8 (theo giờ địa phương) - mức cao nhất kể từ khi công trình này hoàn thành năm 2003.


Công trình thủy điện Ô Đông Đức ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, xây dựng trên sông Kim Sa - một nhánh của sông Dương Tử đi qua tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. (Ảnh: CGTN)

Nhằm ứng phó đỉnh lũ, các đập ở vùng thượng du sông Dương Tử, gồm đập Ô Đông Đức, Khê Lạc Độ đập Hướng Gia Bá - đều do CTG quản lý vận hành - cùng với đập Tam Hiệp sẽ hoạt động dưới "sự điều phối và vận hành kỹ lưỡng" để cùng nhau ngăn chặn nước lũ.

Khê Lạc Độ, Hướng Gia Bá và Ô Đông Đức lần lượt là các công trình thủy điện lớn thứ 2, 3 và 4 của Trung Quốc (tương đương thứ 3, 5 và 7 của thế giới), xếp sau đập Tam Hiệp.

Thông cáo của CTG gửi Thời báo Hoàn Cầu ngày 19/8 cho hay, các con đập nói trên sẽ phát huy đầy đủ chức năng ngăn chặn lũ của hồ chứa tại lưu vực sông Dương Tử, và được kỳ vọng làm giảm sức ép phòng chống lũ cho tỉnh Tứ Xuyên cùng thành phố Trùng Khánh, cũng như giảm áp lực cho chính công trình Tam Hiệp.

Theo Tân Hoa Xã, đỉnh lũ sẽ được làm suy giảm xuống còn 68.000m3/s khi tới hồ chứa Tam Hiệp, so với mức 70.000m3/s. Trong khi đó, lưu lượng xả của đập Tam Hiệp sẽ được nâng lên đến 46.000m3/s (từ mức 42.000m3/s) - theo yêu cầu của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang (CWRC), thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc.


Đập Hướng Gia Bá ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - một đập trọng lực lớn trên sông Kim Sa. (Ảnh: Scol).

Hôm thứ Bảy tuần trước, 15/8, đập Tam Hiệp đã kiểm soát thành công đợt lũ thứ 4 trên sông Dương Tử được đánh mã số Hồng thủy trong năm nay, với lưu lượng nước lũ đổ về đạt 62.000m3/s.

Hai ngày sau đó, Hồng thủy Số 5 đã hình thành ở thượng nguồn con sông dài nhất Trung Quốc. Một số sông nhánh ở thượng nguồn Trường Giang đã ghi nhận đỉnh lũ cao kỷ lục do mưa lớn kéo dài.

Nhiều địa phương ở miền nam Trung Quốc đã hứng chịu lũ lụt nặng nề trong mùa hè năm nay. Chính quyền thành phố Trùng Khánh hôm 18/8 ban hành cảnh báo ứng phó khẩn cấp Mức 1 về phòng chống lũ lụt, khi Hồng thủy Số 5 trên Trường Giang tấn công thành phố có 31 triệu dân này.

Giới chức Trung Quốc ngày 18 đã sơ tán hơn 100.000 người dân. Các ban ngành, cảnh sát và tình nguyện viên dùng bao cát để gia cố và bảo vệ Lạc Sơn Đại Phật - di sản thế giới được UNESCO công nhận - ở tỉnh Tứ Xuyên, khi nước lũ dâng lên đến vị trí ngón chân của tượng Phật khổng lồ này lần đầu tiên từ năm 1949.


Di sản thế giới Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc (Ảnh: Xinhua).

Tỉnh Xứ Xuyên cũng nâng cảnh báo ứng phó khẩn cấp lên mức cao nhất ngày 18/8.

CWRC ngày 18/8 cũng ban bố cảnh báo đỏ, xác nhận mực nước ở một số trạm quan trắc dự kiến vượt qua mức "bảo đảm" an toàn phòng chống lũ khoảng 5m.

Cập nhật: 21/08/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video