Lý do bạn cảm thấy khó chịu khi uống sữa

Bất dung nạp lactose, không thể tiêu hóa đạm sữa bò, dùng sản phẩm kém chất lượng... có thể gây đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy.

Sữa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Trẻ sơ sinh cần sữa mẹ để phát triển và tăng trưởng. Trẻ em và người trưởng thành cần các loại sữa khác nhau đáp ứng các nhu cầu. Người bệnh cũng cần sữa để hồi phục. Tuy nhiên, nếu cơ thể có dấu hiệu phản ứng, khó chịu sau khi uống sữa, bạn nên tham khảo một số nguyên nhân sau.

Kém dung nạp đường lactose

Đây là vấn đề khá phổ biến ở người châu Á. Nguyên nhân do cơ thể không có đủ lactase - loại men giữ vai trò “bẻ gãy” đường lactose có trong sữa thành hai phân tử đường glucose và galactose dễ hấp thu vào máu.

Sự thiếu hụt lactase gây nên triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, diễn ra vài giờ sau sử dụng sữa hoặc sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Tùy theo lượng lactose đưa vào cơ thể và cơ địa của từng người, triệu chứng và mức độ có thể khác nhau. Tình trạng nhẹ chỉ có cảm giác khó chịu, đầy hơi, bồng bềnh trong dạ dày. Nặng hơn có thể gây ra đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mệt lả. Khi đào thải hết lactose có trong cơ thể thì các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất.


Cần kiểm tra các dấu hiệu để biết nguyên nhân bạn khó chịu sau uống sữa.

Người trước đây không có vấn đề gì khi uống sữa bình thường nhưng nay uống sữa trở lại vẫn có thể bị tình trạng này do không thường xuyên uống hoặc có thời gian ngưng khá lâu, cơ thể không sản xuất đủ lượng men lactase. Hoặc trong khi mắc bệnh, khả năng tiêu hóa bị giảm nên cảm thấy khó chịu khi uống sữa.

Để cải thiện tình trạng này, cần tập cho cơ thể quen dần bằng cách uống lượng ít sữa, khoảng 50-100ml một lần, tăng dần khi không có dấu hiệu khó chịu nào. Cách khác là chọn loại sữa không có đường lactose.

Nếu chỉ đau bụng khi uống sữa khi đói, bạn nên dùng chút thức ăn như bánh mì, bánh quy và uống sữa từng ngụm nhỏ, lượng từ ít tăng dần.

Không dung nạp đạm sữa bò

Triệu chứng xảy ra có thể giống như bất dung nạp đường lactose hoặc mẩn ngứa, chảy mũi, khò khè. Dị ứng đạm sữa bò có thể phát hiện từ sớm, khi lần đầu cho trẻ uống sữa bò. Có thể dùng thay thế sữa đạm thủy phân hoặc sữa đạm từ đậu nành.

Sữa không đảm bảo an toàn

Sữa có thể là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Cần chọn sữa từ cơ sở sản xuất uy tín, còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn, bảo quản sạch sẽ, thoáng mát. Bạn nên uống sữa ngay sau khi mở nắp.

Không quen uống sữa

Cũng như các thực phẩm khác, khi chưa từng uống, người dùng vẫn có thể khó chịu do chưa quen mùi vị. Triệu chứng khó chịu, nôn nao là một trạng thái “từ chối” do yếu tố tâm lý không muốn thử món ăn, thức uống mới. Khắc phục bằng cách bắt đầu uống với lượng nhỏ, pha chế với các thực phẩm khác như món sinh tố sữa trái cây.

Cập nhật: 12/03/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video