Lý do khiến quả thận của người phụ nữ này lại sa xuống tận... hố chậu

Căn bệnh vô cùng quái lạ này là một thử thách thực sự với các bác sĩ...

Thông thường thì các cơ quan nội tạng của bạn cũng chẳng mấy khi đứng yên một chỗ. Chúng có thể di chuyển, hoặc thay đổi kích thước một chút khi chúng ta có những hoạt động thể lực, ăn uống, hoặc những sinh hoạt khác. Nhưng “một chút” không phải là từ để dùng trong trường hợp được nhắc tới trong bài viết này.


Trong trường hợp bệnh nhân nữ này, thận phải xuống thấp tới 6cm, khoảng cách của hai đốt sống.

Đó là trường hợp vô cùng quái lạ xảy ra với một bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Michigan. Cô mô tả triệu chứng của mình là “cảm giác như có quả bóng lăn bên trong người, mỗi khi tôi đứng lên hoặc nằm xuống”. "Quả bóng" ấy hóa ra chính là thận phải của cô, khi cô là một trong số rất ít những người mắc phải căn bệnh cực kỳ hiếm gặp – bệnh thận di động. Trong gần 6 năm nay, cô luôn có cảm giác đau vùng hông lưng và hố chậu phải, cảm giác đau tăng lên khi đứng lên và đỡ hơn khi ngồi xuống. Cô cũng cho biết, cơn đau này giảm rõ rệt khi cô gần đẻ.

Bệnh thận di động, hay bệnh sa thận, là tình trạng một trong số hai thận sa xuống khung chậu. Trong trường hợp bệnh nhân nữ này, thận phải xuống thấp tới 6cm, khoảng cách của hai đốt sống, mỗi khi cô thay đổi tư thế từ nằm sang đứng. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này nằm ở mô mỡ quanh thận. Bình thường, lượng mô mỡ này có vai trò bảo vệ và đỡ cho thận nằm cố định tại vị trí bình thường của nó.

Nhưng trong trường hợp này, khi số lượng mô mỡ không đủ, giá đỡ này trở nên thiếu chắc chắn và làm thận sa xuống dưới. Khi tình trạng này xảy ra, các mạch máu quanh thận và đặc biệt là niệu quản sẽ bị kéo chằng chịt lại, cản trở đường nước tiểu đi xuống, từ đó gây ứ đọng nước tiểu tại thận và gây đau.


Phải đến khi cơn đau trở nên rõ rệt ở tư thế đứng, các bác sĩ mới có thể nghĩ tới chẩn đoán rất “dị” này.

Đây là một chẩn đoán không hề đơn giản, bởi gần như tất cả các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, từ siêu âm cho tới các phương tiện cao cấp như chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ, đều đòi hỏi bệnh nhân phải nằm. Ở tư thế này, các kết quả đều hoàn toàn bình thường. Phải đến khi cơn đau trở nên rõ rệt ở tư thế đứng, các bác sĩ mới có thể nghĩ tới chẩn đoán rất “dị” này và tiến hành chụp chiếu ở cả hai tư thế đứng và nằm.

Sau khi tìm ra vấn đề, một cuộc tiểu phẫu nhanh chóng được tiến hành nhằm mục đích cố định quả thận tại chỗ. Từ sau khi tiến hành phẫu thuật xong, bệnh nhân đã trở lại hoàn toàn khỏe mạnh và không còn những cơn đau dai dẳng khó chịu như trước.

Cập nhật: 26/04/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video