Lý giải hiện tượng cát sủi bọt như nước sôi

Cát khô có thể gợn sóng, sủi bọt và chảy như nước nhờ quá trình giả hóa lỏng.

Hiện tượng cát chảy và sủi bọt như nước trong một số thí nghiệm khoa học thực chất là do bơm không khí vào trong cát, Mother Nature Network hôm 21/9 đưa tin.

Quá trình này gọi là sự giả hóa lỏng, Noel Kirkpatrick, biên tập viên tại Mother Nature Network, giải thích. Không khí được bơm vào bể cát từ bên dưới. Lượng không khí này chia tách các hạt cát, khiến chúng chuyển động tự do và linh hoạt hơn, giống như các hạt trong chất lỏng. Kết quả là cát gợn sóng, sủi bọt và chảy như nước.


Cát gợn sóng, sủi bọt và chảy như nước.

Điều này có điểm tương tự với quá trình chất rắn biến thành lỏng. Ở trạng thái rắn, các hạt của chất rắn được bó chặt lại. Khi bị nung chảy, các hạt vật chất tách ra và có thể chuyển động hoặc trượt qua nhau, trở thành dạng lỏng. Điểm khác biệt ở đây là cát không thật sự thay đổi trạng thái vật chất mà chỉ bị không khí bơm vào tác động.

Hiện tượng giả hóa lỏng có rất nhiều ứng dụng thực tế. Nó được dùng trong vận chuyển xi măng, xử lý thực phẩm và phát triển các loại nhiên liệu có trị số octan cao.


Hiện tượng cát sôi giống như nước. (Video: YouTube).

Cập nhật: 23/09/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video