Hồ nước đỏ như máu ở Tanzania này sở hữu siêu năng lực biến hầu hết các sinh vật thành đá

Nước hồ Natron có màu đỏ như máu, đặc điểm này càng nổi bật ở những nơi có tỷ lệ bốc hơi cao.

Hồ Natron là một hồ nước muối nằm ở phía Bắc Tanzania, phía Đông Bắc miệng núi lửa Ngorongoro và gần biên giới Kenya. Ẩn mình giữa những ngọn núi lửa, hồ Natron nằm tại điểm thấp nhất của thung lũng Great Rift với độ cao 600m so với mực nước biển.


Hồ Natron

Hồ được cung cấp nước từ sông Southern Ewaso Ng'iro và những suối nước nóng giàu khoáng chất. Nước hồ khá nông, sâu chưa đầy 3m và chiều rộng của nó thay đổi tùy thuộc vào mực nước. Trong khi đó, mực nước trong hồ lại thường xuyên thay đổi do hồ có mức độ bốc hơi cao, khiến các loại muối và khoáng chất, đặc biệt là natri cacbonat (natron) tập trung dưới lòng hồ. Khu vực xung quanh hồ rất khô nóng và bụi bặm, không thuận lợi cho những chuyến du lịch.

Nếu đến thăm Natron, du khách sẽ được thưởng thức một trong những cảnh quan độc đáo nhất ở Tanzania. Nước hồ Natron có màu đỏ như máu, đặc điểm này càng nổi bật ở những nơi có tỷ lệ bốc hơi cao. Khi nước bốc hơi vào mùa khô, độ mặn tăng đến mức các vi sinh vật ưa mặn cũng bắt đầu phát triển. Chủng vi sinh vật này đã tạo nên sắc đỏ đậm của nước hồ, ở những nơi cạn hơn, nước hồ có màu da cam.

Nhiệt độ khá cao (khoảng 41 độ C) cùng với hàm lượng muối cao, không đồng đều trong hồ khiến Natron không phải là môi trường sống thuận lợi cho các loài động vật hoang dã.

Mặc dù hầu hết các sinh vật không thể uống nước hồ nóng, nhưng đó lại là một môi trường hoàn hảo cho một vi sinh vật ưa mặn được gọi là vi khuẩn lam. Nó cũng là nguyên nhân làm cho hồ có màu đỏ - các sắc tố quang hợp trong vi khuẩn lam có màu đỏ khi ở các phần sâu của nước, trong khi các phần nông của hồ có màu đỏ cam hơn.

Hồ nước này còn được mệnh danh là "hồ tử thần" do từ hàng nghìn năm nay, bất kỳ loài vật nào sảy chân ngã xuống hồ, xác của chúng đều bị hóa đá trong một thời gian ngắn. "Thủ phạm" gây ra hiện tượng kỳ lạ trên tại hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi, có tên gọi Ol Doinyo Lengai, nằm ở phía Nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt.


Thực tế, hồ Natron là một hồ nước tù.

Mặc dù bề mặt đầy màu sắc này có thể rất quyến rũ trong mắt của nhiều người, nhưng đó là một cái bẫy chết người đối với hầu hết các loài động vật. Nước kiềm của hồ Natron có thể đạt đến mức độ pH cao tới 12, trong khi điều kiện phù hợp với sự sống thường chỉ ở mức độ pH gần 7. Và nếu bạn xuống tắm ở hồ này, các hóa chất trong nước sẽ đốt cháy da và mắt của bạn. Nếu một sinh vật uống nước, nó rất có thể sẽ chết do bị tổn thương nặng ở cấp độ tế bào, hệ thần kinh và gan.

Trên thực tế, hồ Natron là một hồ nước tù, nước chỉ có thể bốc hơi mà không có sự trao đổi với bên ngoài. Nước hồ có một chất hóa học có tên là Natron - hỗn hợp với thành phần chính là Natri Bicacbonat (NaHCO3) và Natri Cacbonat (Na2CO3). Chất này đi vào hồ thông qua các vật chất xói mòn từ các ngọn đồi xung quanh. Do không thể thoát đi mà cứ bốc hơi nên nước trong hồ có nồng độ kiềm rất cao.

Điều đó nói rằng, không ai thực sự biết chắc chắn chính xác cách thức các loài động vật chết sau khi uống phải nước của hồ này.

Do đặc điểm riêng biệt của hồ, động vật chết trong nước đều bị vôi hóa. Người ta thường nói rằng hồ Natron có thể biến những con vật kém may mắn này thành đá, nhưng trên thực tế, nó giống như một quá trình ướp xác hơn.

Cập nhật: 22/08/2024 Theo Kien Thuc/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video