Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, dường như ai trong trong chúng ta cũng nhớ tới cặp câu đối "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

Cho đến nay, "cây nêu", "câu đối đỏ" dường như không còn được thịnh hành, "tràng pháo" bị cấm từ lâu nhưng "thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh" chắc còn lưu truyền mãi và không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của mỗi gia đình người Việt.


Mâm cơm ngày Tết của người Việt.

Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng, vì sao người miền Bắc thường ăn bánh chưng với dưa hành hay bánh tét lại ăn kèm với củ kiệu (người miền Nam)dưa món (với người miền Trung) chưa? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn câu trả lời.

Nói đến bánh chưng, bánh tét là chúng ta nhớ ngay đến hương vị thơm ngon của nó. Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, muối tiêu... được gói lá dong xanh và luộc nhừ, ép chặt tạo thành hương vị độc đáo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y học, bánh chưng, bánh tét là một món ăn giàu năng lượng - đầy đủ các thành phần đường, đạm, béo, vitamin và chất khoáng.

Một góc bánh (1/8 chiếc bánh) có giá trị dinh dưỡng tương đương khi bạn ăn một bát cơm đầy với thức ăn. Mặc dù giàu năng lượng nhưng loại bánh này lại thiếu chất xơ.


Bánh chưng, bánh tét là một món ăn giàu năng lượng.

Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngậy béo của bánh chưng, thịt mỡ... không thể thiếu món dưa hành, củ kiệu hay dưa món thanh thanh, chua mát.

Không những thế, loại thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị chua dịu, cay nhẹ và thơm của dưa hành, củ kiệu sẽ giúp gia tăng hương vị của những món ăn khác, đặc biệt kích thích tiêu hóa khi bạn ăn thực phẩm nhiều đạm, lipid, chất béo... như bánh chưng, bánh tét.


Dưa hành, củ kiệu... kích thích tiêu hóa khi bạn ăn thực phẩm nhiều đạm, lipid, chất béo...

Có nên ăn nhiều bánh chưng và dưa hành không?

Mặc dù là sự kết hợp hoàn hảo và là món ăn được người người nhà nhà yêu thích, song nhiều người thắc mắc có nên ăn nhiều món ăn này không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, bạn không nên ăn quá nhiều bánh chưng, bánh tét với dưa hành, củ kiệu. Bởi lượng đạm và lượng muối trong 2 loại thực phẩm có thể sẽ gây hại cho sức khỏe bạn như tăng tiết dịch vị axit dạ dày, dễ bị đầy bụng, ợ chua và khó tiêu…

Lượng dinh dưỡng, chất đạm, chất béo hay muối quá cao trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tim mạch… Do vậy, trong những ngày Tết, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn nhiều đồ béo, đồ ngọt để cơ thể luôn được khỏe mạnh, vui chơi trong dịp Tết.

Như vậy, bánh chưng dưa hành ngày Tết là một cách kết hợp đơn giản được lưu truyền từ xa xưa. Chúng ta có thể thấy được nét đẹp văn hoá ẩm thực không chỉ là hài hoà về màu sắc mà còn là sự kết hợp tuyệt vời để bảo vệ sức khoẻ.

Cập nhật: 04/02/2021 Theo Trí Thức Trẻ, Health, Wikipedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video