Ly hôn là phá hoại môi trường

Ly dị là điều chẳng lành đối với môi trường. Khắp nơi trên thế giới, số vụ ly hôn đang gia tăng, và cứ mỗi gia đình tách đôi sẽ dẫn đến hậu quả là hai ngôi nhà mới.

"Một gia đình trọn vẹn thực tế sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn so với gia đình chia tách", Jianguo Liu, một nhà sinh thái học tại Đại học bang Michigan, Mỹ, đã phân tích tác hại của việc ly dị tới môi trường trên ấn bản online của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, tuần này.

Thêm nhiều ngôi nhà cũng có nghĩa là tốn đất, nước và năng lượng hơn, Liu giải thích.

Những ngôi nhà có ít người ở hơn sẽ không hiệu quả bằng ngôi nhà có nhiều người chung sống. Chẳng hạn, nó sử dụng cùng một lượng nhiệt để sưởi ấm hoặc điều hoà không khí, dù trong đó chỉ có 2 hay 4 người. Một nhà có vài người hay chỉ một người thì cũng vẫn dùng một chiếc tủ lạnh. Ngoài ra, hai người ở hai căn hộ khác nhau thì cũng cần đến 2 chiếc máy rửa bát, thay vì chỉ một chiếc.

Với mỗi người, việc sử dụng thêm nước hoặc điện không phải là vấn đề lớn, nhưng trong cả cộng đồng, nó tích luỹ thành con số khổng lồ. Chẳng hạn tại Mỹ, năm 2005 có đến 16,5 triệu ngôi nhà do một người đã ly dị sở hữu, trong khi chỉ có hơn 60 triệu ngôi nhà của các cặp vợ chồng đầy đủ.

Tính theo đầu người, căn hộ của người ly hôn cũng tiêu tốn điện trung bình mỗi tháng cao hơn so với căn hộ của gia đình có cả vợ và chồng, nơi mà nhiều người có thể xem chung một chiếc tivi, nghe cùng một radio, nấu trên cùng một cái lò và ăn cơm dưới cùng số bóng điện.

Tại Mỹ, chi phí đó làm tăng khoảng 6,9 tỷ đôla mỗi năm, chưa kể đến 3,6 tỷ đôla tiền nước.

Và tình trạng này không chỉ có ở Mỹ. Liu cũng thấy tình hình tương tự tại 11 quốc gia khác như Brazil, Costa Rica, Ecuador, Hy Lạp, Mexico và Nam Phi từ giữa năm 1998 và 2002. "Người ta đang nói về việc bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu, nhưng ly hôn là một nhân tố đã bị bỏ qua cần được xem xét đến", Liu nói.

Ông cũng nhấn mạnh rằng mình không lên án việc ly dị: "Một số cặp vợ chồng thực sự phải chia tay". Tuy nhiên, "có cách khác để giữ gìn môi trường là hãy sống với người khác và điều đó sẽ giảm tác động".

Thuận An

Theo AP, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video