Ma cà rồng bị "vặt răng"

Người xưa nhổ hết răng của những tử thi bị coi là "ma cà rồng" để họ không thể cắn hay hút máu nếu hồi sinh.

>>> Phát hiện hài cốt "ma cà rồng" thời Trung cổ

Hồi tháng 6, các nhà khảo cổ phát hiện di cốt của một số người bị coi là ma cà rồng tại thành phố Sozopol, Bulgaria. Họ chết từ khoảng 700 năm trước. Nhóm chuyên gia thấy hai thanh sắt xuyên qua vị trí ngực của hai bộ xương. Sự hiện diện của thanh sắt cho thấy người xưa dùng nó để ngăn chặn khả năng hồi sinh của "ma cà rồng".


Một nhà khảo cổ phủi đất trên bộ xương của một người
bị nghi là "ma cà rồng" tại thành phố Sozopol, Bulgaria.

Song một điều đáng chú ý nữa là toàn bộ răng của cả một trong hai bộ xương đã bị nhổ. Hiện tượng này cho thấy người xưa muốn loại trừ khả năng cắn và hút máu của "ma cà rồng" nếu họ sống lại, National Geographic giải thích.

Những câu chuyện về ma cà rồng đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân châu Âu từ hàng nghìn năm trước.


Chuyên gia khảo cổ nghiên cứu một bộ xương khác tại
thành phố Sozopol, Bulgaria. (Ảnh: National Geographic)

"Khi khai quật những ngôi mộ có niên đại hàng nghìn năm, chúng tôi thấy nhiều bộ xương bị trói, nằm sấp, bị đóng vào cọc hay mất tứ chi", Mark Collins Jenkin, một sử gia từng làm việc cho tạp chí National Geographic, kể.

Theo Bozhidar Dimitrov, giám đốc bảo tàng Lịch sử Quốc gia Bulgaria, người trung cổ tin rằng những cá nhân từng phạm những điều kiêng kỵ hoặc tôn sùng tà giáo sẽ trở thành ma cà rồng sau khi chết. Truyền thuyết về ma cà rồng khá phổ biến tại Bulgaria từ thế kỷ 12 tới thế kỷ 14.

Theo VNE, Nationalgeographic
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video