Các nhà nghiên cứu về kết cấu thuộc Đại học Hokkaido, Nhật Bản gần đây đã chiết xuất được loại collogen từ da cá hồi để chế ra loại mạch máu nhân tạo.
Các nhân viên nghiên cứu về kết cấu của Đại học Hokkaido Nhật Bản gần đây đã chiết xuất được loại collogen từ da cá hồi để chế ra loại mạch máu nhân tạo, và đã cấy ghép loại mạch máu này vào động mạch của chuột bạch, kéo dài tuổi thọ cho chuột.
Trong quá trình chiết xuất, vấn đề khó khăn nhất đối với các nhà nghiên cứu là loại collogen này không chịu được nhiệt, nếu nhiệt độ lên đến 19oC, chất này sẽ tan chảy.
Các nhà nghiên cứu đã phải thay đổi kết cấu của collogen, làm mạnh lên sự kết hợp giữa các phân tử và đã thành công trong việc đưa sức chịu nhiệt lên đến 55 độ C. Collogen sau khi thay đổi kết cấu đã được làm thành mạch máu nhân tạo có đường kính trong 1,6mm, thành mạch máu dày 0,6mm và đã được cấy ghép vào động mạch ở bụng của một con chuột bạch.
Thực nghiệm đã xác nhận, mạch máu cấy ghép vào co giãn theo nhịp đập của tim chuột, mạch máu nhân tạo này cũng có tính năng và cường độ co giãn như động mạch tự nhiên.
(Ảnh: www.discovery.163.com)
Nhóm nghiên cứu đã vạch kế hoạch sẽ thì nghiệm tính năng của loại mạch máu nhân tạo này trên các loại động vật lớn hơn như chó..., và hy vọng sẽ phát triển được thành loại mạch máu nhân tạo dùng để chữa bệnh xơ cứng động mạch ở người.
Hiện nay, các bộ phận nhân tạo thường lấy nguyên liệu collogen từ bò hoặc lợn, nhưng như vậy lại dễ gặp phải nhiều rủi ro từ căn bệnh bò điên. Nếu có thể chế tạo mạch máu nhân tạo từ collogen của các loài động vật biển thì độ an toàn sẽ cao hơn.
Tuyết Nhung