Mạch nước ở Mỹ phun bất thường: Dấu hiệu siêu núi lửa thức giấc, giết chết nhiều người?

Mới đây, giới quan sát cung cấp những dấu hiệu cho thấy, rất có thể siêu núi lửa Yellowstone sẽ thức giấc sớm hơn dự kiến, gây ảnh hưởng toàn cầu.

Tờ Express (Anh) dẫn lời một Youtuber nổi tiếng Kat Martin cảnh báo, hiện tượng các mạch nước ngầm phun bất thường với tần suất mạnh và dày có thể là dấu hiệu cho thấy siêu núi lửa Yellowstone sắp thức giấc.


Hình ảnh giả định siêu núi lửa Yellowstone "thức giấc". (Nguồn: Science.tv).

Nghiên cứu của giới địa chất học cho thấy, trên Trái Đất có khoảng 1.000 mạch nước phun, trong đó, chỉ tính riêng khu vực Vườn quốc gia Yellowstone (thuộc tiểu bang miền Tây Wyoming, Mỹ) đã có gần 500 mạch.

Theo quan sát của Kat Martin, các mạch nước phun quanh khu vực siêu núi lửa Yellowstone đang phun với tần suất mạnh hơn (mạch nước bắn cao) và dày hơn so với các năm trước.

Earthquake Track cũng thông báo, tại tiểu bang Wyoming xuất hiện 11 trận động đất mạnh 1,5 độ Richter, trong đó phần lớn các trận động đất xảy ra ở khu vực Vườn quốc gia Yellowstone.


Khu vực Vườn quốc gia Yellowstone (thuộc tiểu bang miền Tây Wyoming, Mỹ) đã có gần 500 mạch nước phun. (Ảnh minh họa: Internet).

Chưa hết, cách đây vài tuần, vào tháng 1/2017, nước tại dòng sông Shoshone (thuộc bang Wyoming) bất ngờ đổi màu và sôi sùng sục.

Động đất thường xuyên hơn, mạch nước phun bất thường và nước sông sôi sùng sục có thể là những dấu hiệu cảnh báo siêu núi lửa đáng sợ nhất thế giới chuẩn bị thức giấc bất chấp quy luật 700.000 năm phun một lần của nó.

Trước đó, theo tính toán của các nhà khoa học Mỹ, ba lần phun trào tuân theo quy luật này là cách đây 2,1 triệu năm, 1,3 triệu năm và 640.000 năm.


Thảm họa siêu núi lửa Yellowstone có sắp xảy ra bất chất quy luật 700.000 năm phun một lần. (Ảnh giả định: Internet).

Tuy nhiên, kết luận thời gian diễn ra lần phun trào thứ 4 của Yellowstone đã bị rút ngắn lại. Lý do là vì, vào tháng 4/2015, các nhà địa chất phát hiện túi magma khổng lồ (dài 71km, rộng 48km) mới hình thành bên trong siêu núi lửa của nước Mỹ. Họ dự tính, lần phun thứ 4 là khoảng 80 năm nữa.

Liệu con số 80 năm có bị rút ngắn một lần nữa với 3 dấu hiệu bất thường trên của siêu núi lửa Yellowstone hay không?

"Cơn ác mộng" tận thế mang tên Yellowstone

Trong một bộ phim tài liệu, các nhà khoa học đã giả định hình ảnh và sự hủy diệt nếu một ngày Yellowstone thức giấc.


Hình ảnh giả định Yellowstone thức giấc. (Ảnh: Discovery Channel (Mỹ)).

Nếu Yellowstone thức giấc, nước Mỹ sẽ phải hứng chịu một thảm họa khủng khiếp chưa từng thấy! Nhân loại trên toàn cầu cũng không ngoại lệ!

Yellowstone sẽ ngay lập tức giết chết 87.000 người chỉ sau khoảnh khắc nó phun trào magma nóng rẫy. Thiệt hại ban đầu về vật chất tại vùng Bắc Mỹ sẽ lên tới con số 3.000 tỷ USD.


Lớp tro bụi nóng và axit sulfuric dày đặc đủ lấp đi ánh sáng Mặt Trời, tạo nên hiện tượng "mùa đông núi lửa". (Ảnh: Discovery Channel).

Chưa đầy 60 giây sau khi phát nổ, hàng triệu tấn tro bụi nóng và axit sulfuric dày 3m sẽ bao phủ một vùng trời rộng hàng nghìn km, tạo thành tấm chăn dày đủ khả năng lấp đi ánh sáng Mặt Trời và tạo nên hiện tượng "mùa đông núi lửa".

Sau thảm họa thiên nhiên khủng khiếp này, hàng triệu người có thể chết vì đói kém, thời tiết, ngộ độc.

Yellowstone là một trong bốn "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất của Trái Đất, cùng với các siêu núi lửa Tamu Massif (trong lòng biển Thái Binh Dương), siêu núi lửa Taupo gần New Zealand và siêu núi lửa Toba (ở Indonesia).

Cập nhật: 23/02/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video