Màng lọc máu làm bằng sợi nano hứa hẹn thay thế máy chạy thận

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa chế tạo loại màng lưới làm bằng sợi nano có thể dùng để thay thế cho phương pháp lọc thận hiện hành ở bệnh nhân suy thận.

Lọc thận là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân suy thận. Phương pháp này bao bồm sử dụng máy chạy thận để thanh lọc chất độc ra khỏi máu, thay cho chức năng bình thường của thận.


Ảnh: oompa-de-loompa.blogspot.com

 

Tuy nhiên, các chuyên gia tại Viện khoa học vật liệu quốc gia Nhật Bản cho rằng, thiết bị chạy thận thường phải dùng điện, đòi hỏi chế độ bảo trì cẩn thận và ít phổ biến ở các nước nghèo nên họ muốn tìm một phương pháp thay thế ít tốn kém hơn.

Trong phát minh mới, các nhà nghiên cứu kết hợp loại polymer tương thích với máu được làm từ EVOH với zeolite, loại khoáng chất có cấu trúc tổ ong (với vô số lỗ nhỏ li ti) có khả năng thấm hút chất dơ trong máu. Sau đó, họ sử dụng kỹ thuật quay điện hóa để tạo ra tấm lưới nano từ hỗn hợp polymer và zeolite nói trên.

Thí nghiệm về khả năng thanh lọc máu của màng nano cho thấy khoáng chất zeolite đã giúp thấm hút chất thải trong máu creatinine rất hiệu quả. Các nhà nghiên cứu tin rằng loại lưới nano mới có thể dùng tạo ra sản phẩm lọc máu nhỏ gọn mà bệnh nhân suy thận có thể đeo trên cánh tay, giúp họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà không cần dùng đến các thiết bị chuyên dụng đắt tiền và rườm rà.

Theo Báo Cần Thơ, Medical News Today
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video