Manh mối về khí hậu thời đầu kỷ Eocene

Cuộc săn kim cương ở vùng viễn bắc Canada đã cho kết quả đầy ngạc nhiên: một súc gỗ tùng bách nằm trong đá núi lửa suốt hơn 50 triệu năm.


Hóa thạch tìm thấy

Hóa thạch hiếm hoi này đã giúp giới chuyên gia tìm hiểu được khí hậu thời đầu kỷ Ecocene, kéo dài từ 56 đến 34 triệu năm trước. Theo đó khu vực đầy băng giá này từng có quá khứ là đầm lầy.

Khúc gỗ đã được tìm thấy bên trong đá kimberlite, một dạng đá núi lửa đặc biệt do đôi khi có chứa kim cương, gọi là mạch Gấu trúc nằm ở độ sâu 315m ở mỏ kim cương Ekati, thuộc phía nam vùng cực bắc thuộc Lãnh thổ phía bắc của Canada.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san PLoS ONE, khu vực chứa mạch Gấu trúc vào thời đầu của thể Eocene từng được bao phủ bởi một rừng thủy sam, giống như gỗ tùng bách sậm ngày nay.

Một vụ phun trào kimberlite diễn ra khoảng 53,3 triệu năm trước đã mở toang một lỗ hổng xuyên tới bề mặt Trái đất, “nuốt” một số loại gỗ này, theo trưởng nhóm nghiên cứu Alex Wolfe của Đại học Alberta (Canada).

Do hóa thạch được bảo quản hoàn hảo, nó cho phép giới khoa học hình dung một bức tranh toàn thể rõ ràng hơn về khí hậu vào thời đầu thể Eocene.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video