Mặt trời có quay không?

Trái đất quay xung quanh Mặt trời là kiến thức hầu hết chúng ta được học từ nhỏ. Nhưng còn Mặt trời thì sao? Nó có quay không?

Theo How Stuff Works, trở lại những năm 1600, nhà thiên văn học Galileo Galilei qua kính viễn vọng đã phát hiện ra những điểm tối trên Mặt trời, sau đó nhận thấy rằng chúng dường như di chuyển, biến mất và sau đó quay trở lại. Mặc dù ông lưu ý rằng có thể các vết đen mặt trời đang di chuyển trong khi Mặt trời bất động, nhưng "đối với tôi có vẻ nhiều khả năng là sự chuyển động của quả cầu lửa hơn môi trường xung quanh của nó" (theo ghi chép của ông vào năm 1613).

Galileo đã phát hiện ra rằng Mặt trời - giống như nhiều thiên thể khác - quay trên một trục. Nhưng ngoài khoảng thời gian, cách thức Mặt trời quay khác với Trái đất và các hành tinh đá khác. Hơn nữa, sự khác biệt đó thực sự gây ra các vết đen mặt trời dẫn đến khám phá của Galileo.


Mặt trời - giống như nhiều thiên thể khác - quay trên một trục.

Mặt trời đã quay từ rất lâu, rất lâu - bắt đầu vào khoảng thời gian nó được hình thành từ một đám mây bụi và khí hydro xoáy vào khoảng 4,6 tỷ năm trước. "Khá nhiều thứ trong vũ trụ quay", Claire Raftery, phụ trách về giáo dục và tiếp cận Đài thiên văn Quốc gia Mỹ giải thích. "Mọi thứ đang chuyển động so với mọi thứ khác".

Khi Mặt trời dần dần tập hợp khối lượng và phát triển lực hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều phân tử gần đó, nó cũng phát triển động lượng góc.

Vòng quay của Mặt trời không khó đo, vì quang cầu mặt trời (photosphere - đường bao sáng của Mặt trời từ đó ánh sáng và nhiệt của nó tỏa ra) mỏng, có các đặc điểm như vết đen và lồi lên, mà một số trong đó đủ dài để chúng ta có thể quan sát được khi chúng di chuyển, giống như Galileo quan sát.

Nhưng từ đó có một chút phức tạp nảy sinh. Mặt trời chủ yếu là khí "không phải là một vật thể rắn, vì vậy nó không quay như một quả cầu rắn", ông Raftery nói. "Thay vào đó, khí ở xích đạo quay nhanh hơn ở hai cực".

Một điểm tại xích đạo diễn ra trong khoảng 24 ngày, trong khi các vùng cực mất sáu ngày nữa, theo bài viết về vòng quay Mặt trời trên trang web của NASA.

Mặc dù Mặt trời quay khác với Trái đất, nhưng vòng quay vi sai của nó tương tự như hành tinh Sao Mộc và những hành tinh khí khổng lồ khác, Raftery nói.

Vùng đối lưu, kéo dài dưới quyển khoảng 125.000 dặm (200.000km), quay ở khoảng tốc độ tương tự từ vỏ bên trong đến bề mặt, Raftery nói. Nhưng sâu hơn bên trong Mặt trời, các nhà khoa học không chắc chắn liệu các bộ phận khác có di chuyển với tốc độ khác nhau hay không.

Mặt trời sẽ tiếp tục quay mãi? Cuối cùng, khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ cháy hết và cuối cùng sụp đổ thành một ngôi sao lùn trắng nhỏ gọn. Nhưng ngay cả khi đó, ông Raftery nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục xoay, mặc dù ở một tốc độ khác.

Cập nhật: 17/01/2019 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video