Máy bay vũ trụ chở người vào không gian

Virgin Galactic thực hiện thành công chuyến bay chở người thứ 5 lên không gian cận quỹ đạo trước khi bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng tới.


Máy bay Eve cất cánh thành công từ đường băng. (Video: Virgin Galactic)

Nhiệm vụ hôm 25/5 mang tên Unity 25 là chuyến bay đầu tiên của Virgin Galactic tới không gian cận quỹ đạo từ tháng 7/2021, sau khi công ty chở tỷ phú Richard Branson, nhà sáng lập tập đoàn Virgin Group và một số hành khách khác.

Virgin Galactic sử dụng hệ thống phóng trong không trung để chở người và thiết bị nghiên cứu lên không gian cận quỹ đạo. Hiện nay, hệ thống đó bao gồm hai phương tiện đang hoạt động là máy bay không gian sức chứa 2 phi công và 6 hành khách tên VSS Unity kết hợp máy bay vận chuyển VMS Eve. Unity cất cánh từ đường băng, được đưa vào không trung bên dưới cánh của Eve. Khi Eve đạt tới độ cao 15.000 m, nó thả Unity để phương tiện khai hỏa motor tên lửa và bay tiếp tới không gian cận quỹ đạo.

Hành khách bay trên Unity sẽ trải nghiệm vài phút không trọng lực và quan sát Trái Đất giữa nền đen của không gian trước khi quay trở lại đường băng. Unity đã thực hiện 5 chuyến bay như vậy. Nhiệm vụ mới nhất bắt đầu vào 23h15 ngày 24/5 theo giờ Hà Nội, khi Eve cất cánh từ cảng vũ trụ Spaceport America ở New Mexico. Unity được gài vào trụ nằm giữa hai thân của máy bay vận chuyển.


Sau khi tách ra, Unity đạt tốc độ tối đa Mach 2,94 (3.630km/h) và độ cao lớn nhất 87,2km.

Tổng cộng 8 người tham gia chuyến bay đều là nhân viên Virgin Galactic. Jameel Janjua và Nicola Pecile điều khiển VMS Eve, Mike Masucci và C.J. Sturckow cầm lái VSS Unity. Ngồi trong cabin của máy bay vũ trụ là Beth Moses, giám đốc huấn luyện phi hành gia (vợ của Mike Moses), nhà huấn luyện phi hành gia Luke Mays, chuyên gia nhiệm vụ Christopher Huie và Jamila Gilbert. Unity 25 đánh dấu chuyến bay vào không gian thứ ba của Beth Moses.

Sau khi tách ra, Unity đạt tốc độ tối đa Mach 2,94 (3.630 km/h) và độ cao lớn nhất 87,2 km, theo đại diện của Virgin Galactic. Đó là độ cao đủ lớn để xem như bay vào vũ trụ, theo NASA và Không quân Mỹ. Tuy nhiên, khoảng không vũ trụ bắt đầu từ độ cao 100 km. Unity trở về Trái Đất vào 0h37 ngày 26/5, hạ cánh ở Spaceport America. Eve tiếp đất sau đó vài phút, kết thúc nhiệm vụ Unity 25.

Sau chuyến bay hồi tháng 7/2021, Virgin Galactic ngừng hoạt động cả Eve và Unity để bảo dưỡng và nâng cấp phương tiện. Ví dụ, Virgin Galactic thay thế cột trụ của Eve. Những thay đổi như vậy khiến hệ thống Eve-Unity trở nên vững chắc và bền bỉ hơn. Công ty hướng tới bay mỗi tháng một lần với Eve và Unity sau khi bắt đầu hoạt động thương mại. Nhưng họ còn đặt mục tiêu cao hơn trong dài hạn, đó là xây dựng đội máy bay không gian có thể cất cánh mỗi tuần một lần, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026.

Virgin Galactic có một đối thủ lớn trong ngành công nghiệp du lịch không gian cận quỹ đạo là Blue Origin của Jeff Bezos. Hệ thống tên lửa – khoang tàu mang tên New Shepard của Blue Origin chở người trong 6 nhiệm vụ không gian nhưng ngừng bay từ tháng 9/2022, sau khi phương tiện bị trục trặc trong một nhiệm vụ nghiên cứu không người lái.

Cập nhật: 26/05/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video