Trẻ em chiếm tới 10-15% tổng số bệnh nhân tiểu đường, chủ yếu là bệnh type 1, thể phụ thuộc insulin. Ở bệnh nhân tiểu đường type 1, tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin nên phải đưa hoóc môn này từ ngoài vào. Khi được chẩn đoán bệnh này, trẻ phải tiêm insulin suốt đời, ngày 2-3 lần để duy trì mức đường huyết lý tưởng.
"Nếu không được kiểm soát tốt đường máu, trẻ bị tiểu đường sẽ gặp nhiều biến chứng, phổ biến nhất là suy thận và mù lòa" - tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn, Trưởng khoa Nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết. Ngay cả khi cảm thấy bình thường, trẻ có thể vẫn ở trong vùng đường huyết nguy hiểm. Vì vậy, theo bà Hoàn, những gia đình có trẻ mắc bệnh này phải đo đường huyết thường xuyên.
Ở nhiều trẻ, do cơ thể đã thích ứng với sự tăng giảm đường huyết nên có thể không bộc lộ triệu chứng khi sự thay đổi này xảy ra. Do đó, cha mẹ không biết để điều chỉnh chế độ điều trị, ăn uống, trong khi các cơ quan trong cơ thể đang bị hủy hoại. Đường huyết cao hay thấp đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não, nếu quá cao sẽ gây các biến chứng, làm trẻ sút cân, chậm lớn, thậm chí tử vong; nếu quá thấp sẽ làm yếu mệt, vã mồ hôi, hôn mê và cũng dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu cho thấy, nếu cơ thể sống trong vùng đường huyết nguy hiểm, nguy cơ biến chứng mắt là hơn 60%, biến chứng thận 20-30%.
"Bởi vậy, các phụ huynh của trẻ bị tiểu đường cần biết đến khái niệm vùng đường huyết an toàn để bảo vệ con" - tiến sĩ Hoàn nói. Đường huyết được coi là an toàn khi ở mức 4-7 mmol/l khi đói, 5-11 mmol/l sau ăn 1-2 giờ. Mức đường huyết rất dễ dao động theo chế độ ăn uống, vận động và cả tâm lý của trẻ, vì vậy cần được theo dõi thường xuyên. Do không thể đến cơ sở y tế quá nhiều lần nên tốt nhất là các phụ huynh nên trang bị máy đo đường huyết cá nhân dùng ở nhà.
Theo tiến sĩ Hoàn, khoảng 1,7 triệu đồng cho một chiếc máy là một số tiền không nhỏ đối với nhiều gia đình, nhưng đây là khoản đầu tư cần thiết vì một khi có biến chứng, việc điều trị sẽ không thể giúp phục hồi, biến chứng sẽ tiến triển ngày càng nặng và chi phí điều trị sẽ vô cùng lớn.
Hiện các gia đình có thể dễ dàng tìm mua các loại máy đo đường huyết cá nhân phổ biến như Meditouch do hãng Medisana - Đức sản xuất. Meditouch là máy đo đường huyết cá nhân tương đương với sản phẩm chuyên dụng ở bệnh viện với phương pháp đo tự động sử dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
Meditouch với công nghệ sử dụng que thử được mã hóa tự động tiên tiến không mất thời gian cài đặt, bút lấy mẫu máu có thể dùng được với tất cả các loại kim khác nhau trên thị trường. Giúp thuận tiện hơn trong việc sử dụng.
Sản phẩm Meditouch trải qua rất nhiều kiểm nghiệm lâm sàng IVD, và được đánh giá là sản phẩm có tính chính xác tới 99%, sản phẩm đạt được tất cả các tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới, như tiêu chuẩn chất lượng của liên minh Châu Âu CE 0483, tiêu chuẩn chất lượng của hiệp hộp Y – Dược Hoa Kỳ FDA, tiêu chuẩn quản lý sản xuất, chất lượng ISO 13485...
Meditouch giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả, chính xác, an toàn. Meditouch giúp phát hiện, ngăn chặn và chữa trị kịp thời bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh nhân có thể phòng, tránh những tai biến nguy hiểm của bệnh mỡ máu như, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến...
Nên thử đường huyết 3-4 lần/ngày với những bệnh nhi đang ốm hoặc có nguy cơ biến chứng. Nếu bệnh của trẻ đã ổn định, nên thử cách ngày. Cần thử thường xuyên hơn khi nghi ngờ có tăng hay hạ đường huyết, khi thay đổi chế độ điều trị, chế độ ăn. Nếu thấy đường huyết thấp hơn ngưỡng an toàn, nên ăn thêm bánh kẹo, nước đường, sữa..., nếu đường huyết cao thì nên điều chỉnh chế độ ăn và liều tiêm insulin.