Sốt rét "già" hơn nhân loại

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy sốt rét không chỉ là “thổ địa” của Tân thế giới mà còn hiện diện rất lâu trước khi con người tồn tại và căn bệnh này đã tiến hóa thông qua các loài chim và khỉ, theo trang tin Top News.

Các chuyên gia thuộc Đại học bang Oregon (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu các mẫu côn trùng được bảo quản trong hổ phách.

Cuộc nghiên cứu xác định những thể sinh bệnh này tồn tại ít nhất 100 triệu năm và nhấn mạnh những nỗ lực khuất phục chúng sẽ là một cuộc chiến đầy cam go chống lại những kẻ thù nguy hiểm và có tính thích nghi cao.

“Từ hổ phách, chúng ta có thể thấy những bệnh này đã tồn tại trong nhiều triệu năm, đã tiến hóa cùng vật chủ và sẵn sàng di chuyển từ loài này sang loài khác”, ông George Poinar, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu hóa thạch trong hổ phách, cho biết.

“Sốt rét là một trong những sát thủ ẩn mình trong côn trùng kinh khủng nhất trong lịch sử loài người, và hiện mỗi năm hơn 1 triệu người thiệt mạng vì bệnh này”, ông cho biết.

“Hồ sơ tiến hóa cho thấy nó có thể dễ dàng thay đổi lớp vỏ protein để đối phó với những phản ứng miễn dịch của động vật có xương sống. Đó là lý do tại sao sốt rét luôn luôn kháng thuốc, và những nỗ lực chế tạo vaccine sẽ rất khó khăn”, ông nói thêm.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Entomologist.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video