Máy gia tốc hạt lớn của CERN phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử mới

Ngày 5/7, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho biết, các nhà khoa học làm việc trên Máy gia tốc hạt lớn (LHC) đã phát hiện 3 hạt hạ nguyên tử chưa từng được biết đến trước đây, gồm 1 loại hạt pentaquark mới và cặp tetraquark lần đầu tiên được quan sát thấy.


Hạt pentaquark mới được minh họa dưới dạng một cặp hadron tiêu chuẩn liên kết với nhau trong một cấu trúc giống phân tử. (Ảnh: CERN)

Máy gia tốc hạt lớn của CERN chính là cỗ máy đã tìm thấy hạt boson Higgs, loại hạt được cho là có vai trò quan trọng đối với sự hình thành của vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm.

Các nhà khoa học tại CERN cho biết họ đã quan sát thấy 1 loại hạt pentaquark mới và một cặp tetraquark chưa từng được biết đến trước đây, qua đó bổ sung thêm 3 hạt này vào danh sách các hạt hadron được phát hiện thông qua Máy gia tốc hạt lớn.

Chúng sẽ giúp các nhà vật lý hiểu rõ hơn về cách các hạt quark liên kết với nhau để tạo thành các hạt tổng hợp.

Hạt quark là các hạt cơ bản thường kết nối với nhau theo tổ hợp 2 và 3 hạt để tạo thành các hạt hadron như proton và neutron - những hạt cấu thành nên hạt nhân nguyên tử.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, các hạt quark này có thể liên kết với nhau theo tổ hợp 4 và 5 hạt, hay còn gọi là hạt tetraquark và pentaquark.

“Càng tiến hành nhiều cuộc phân tích, chúng tôi càng phát hiện ra nhiều loại hạt hadron kỳ lạ hơn”, ông Niels Tuning, nhà vật lý học tại CERN cho hay.

Cập nhật: 22/10/2024 Nhân Dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video