Mây phóng xạ "độc" tới mức nào?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuất hiện các hàng tít khiến nhiều mọi người không khỏi lo ngại về mức độ ảnh hưởng của mây phóng xạ.Thực chất, mây phóng xạ “độc” tới mức nào?

Các nhà khoa học cho biết, theo thuật ngữ chuyên môn an toàn bức xạ, μSv/h (đọc là micrô sivơ trên giờ) là giá trị đo suất liều bức xạ.


Ảnh minh họa về mây phóng xạ (Ảnh: VARANS).

Chẳng hạn, trong bản Thông tin tình hình sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản đăng trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 01/4/2011, giá trị suất liều bức xạ môi trường tại Hà Nội đo được là 0,172 μSv/h (làm tròn là 0,2 μSv/h).

Giả sử, mức phóng xạ này tồn tại suốt 1 tháng ở Hà Nội và cứ cho rằng, bạn ở liên tục ngoài trời suốt 24g thì bạn sẽ nhận được một liều phóng xạ (liều tích lũy) là: 0,2 μSv/h x 24 giờ x 30 ngày = 144 μSv. Đối với con người, đây là giá trị liều rất nhỏ vì chỉ một lần chụp X-Quang, cơ thể của bạn đã nhận liều phóng xạ tới 610 µSv.

Theo tài liệu Bức xạ trong đời sống hàng ngày (Radiation in Daily Life) do Bộ Khoa học và Công nghệ Nhật Bản xuất bản thì: 10.000 μSv là liều mà trung bình mỗi người dân Braxin nhận được mỗi năm (do phông môi trường ở đây cao); 400 μSv là liều nhận được sau mỗi chuyến bay khứ hồi Tokyo – New York; 600 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang dạ dày; 50 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang ngực.

Ngày 13- 14/4 tại TP Phan Rang, UBND tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom (Liên bang Nga) đã phối hợp tổ chức diễn đàn đối thoại “Tỉnh Ninh Thuận với ngành năng lượng nguyên tử: Sự đón nhận của xã hội về năng lượng nguyên tử, các khía cạnh kinh tế và xã hội trong tương lai phát triển của tỉnh Ninh Thuận”. Tham dự hội thảo có đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga Andrei Grigorievich Kovtun.

Ông Sergei Alexandrovich Boyarkin - giám đốc chương trình Tập đoàn Rosatom - đã giới thiệu các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cao nhất trong xây dựng và vận hành lò phản ứng hạt nhân như: phòng tuyến sâu để ngăn ngừa các trục trặc có thể xảy ra; kiểm tra và phát hiện các sự cố có khả năng xảy ra; quản lý sự cố, tránh rủi ro, rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài...

Tại diễn đàn, các chuyên gia Tập đoàn Rosatom cũng đưa ra những phân tích và giải trình từ việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy, nghiên cứu kỹ về địa chất, khoảng cách đảm bảo an toàn khi có sự cố động đất hay sóng thần đến nghiên cứu, khảo sát kỹ các điểm đứt gãy trước khi khởi công xây dựng.

Hôm nay (14-4), Tập đoàn Rosatom sẽ giới thiệu các kinh nghiệm về tuyên truyền xã hội khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Nga, các chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử tương lai của VN. Đồng thời tổ chức một giờ học mở cho học sinh phổ thông ở TP Phan Rang về năng lượng nguyên tử.

 

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video